Sân nhà đầy hoa và nắng của biệt thự giữa lòng thành phố Hưng Yên

0
129
Khoảng sân trước nhà rộng 100m2 giúp chị Dương Kim Oanh (Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên) thoải mái trồng những loại hoa mà mình yêu thích giúp không gian ngoại thất của gia đình luôn đẹp xinh và duyên dáng bởi cây và hoa khoe sắc mỗi ngày.
Khoảng sân đầy nắng gió và rực rỡ sắc hoa nhà chị Kim Oanh.
Chị thiết kế giá gắn sát tường bên bậc thềm để tăng thêm nét đẹp xinh xắn cho lối vào nhà.
Khoảng tường nhỏ trước thêm luôn rực rỡ, cuốn hút bởi hoa lá tự nhiên.
Hoa trồng trên tường và trên kệ sát tường.
Khoảng sân đối diện bậc thềm cũng được chị sắp xếp rất nhiều loài hoa.
Chị Dương Kim Oanh cho biết, khi bắt đầu tạo nên khoảng sân và lối đi với nhiều loài hoa, chị cũng gặp rất nhiều khó khăn để có được khu vườn trước nhà đẹp như hiện giờ.
Ban đầu, chị chưa chọn được đất phù hợp với từng loài hoa khiến hoa trồng nhưng gặp nhiều vấn đề về sâu bệnh, cây còi cọc, ít ra hoa… Tuy nhiên, bằng niềm đam mê cũng như sự tâm huyết của mình, chị đã dành thời gian để tìm hiểu thêm và ‘quyết tâm’ để có được vườn hoa khoe sắc hương quanh năm cho khoảng sân vườn nhà mình thêm xinh xắn.
Cây hồng cổ Sa Pa được chị trồng ngay lối vào nhà.
Cây hồng ra nụ quanh năm và rất sai hoa.
Hồng đã được 8 năm tuổi nên dáng và thế hoa rất đẹp.
Cổ Sa Pa tỏa hương, tỏa sắc duyên dáng trước sân nhà.
Sân nhà chị có khá nhiều các loài hoa, nhưng nhiều nhất vẫn là hoa hồng. Hiện giờ chị trồng khoảng 30 loài hồng trong sân và lối đi. 
Margo koster nở rực rỡ trước sân.
Hầu hết chị đều sử dụng đất phù sa phơi khô, sau đó trộn với trấu hun, trấu phân gà ủ mục, phân bò ủ mục, phân trùn quế, và thuốc chống nấm để trồng hoa hồng và các loại cây khác.
Đất chị trộn luôn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho hoa phát triển mạnh mẽ và tươi tốt. Chỉ cần dành thời gian cắt tỉa cành, dọn bớt lá úa và tưới đủ lượng nước phù hợp cho cây là không gian ngoại thất nhà chị luôn rực rỡ, nổi bật với muôn loài hoa khoe sắc.
Hồng đào cổ được chị Oanh ví như cô thôn nữ xinh đẹp, dịu dàng.
 Cành hoa lả lướt với hương thơm dịu nhẹ, từng cánh hoa mỏng manh nhẹ nhàng tựa nàng thơ.
Đối với hoa hồng, chị Oanh thường dùng phân gà, phân bò và bổ sung thêm NPK giúp cây tiếp thêm dinh dưỡng.
Phân trùn quế, vi sinh giúp cho đất tơi xốp nhờ lượng ấu trùng giun sẽ sản sinh trong lòng đất giúp đất tơi xốp hơn còn phân vi sinh làm tăng hệ vi sinh vật ở đất giúp cây hấp thu chất dinh dưỡng tối đa cũng được chị sử dụng để bón cho hoa.
Bạch xếp cổ trắng ngần tinh khôi.
Sân nhà đầy hoa và nắng của biệt thự giữa lòng thành phố Hưng Yên
Hồng thơm mùi trà và rất sai hoa.
Bận bịu công việc ở cơ quan cả ngày, về nhà lại chăm sóc con nhỏ nên chị Oanh cũng không dành được nhiều thời gian chăm sóc khu vườn trước nhà của mình. Chị chỉ tranh thủ thời gian buổi sáng sớm và chiều tối để tưới cây và bón phân cắt tỉa định kỳ cho các chậu cây.
Trong khoảng thời gian chăm sóc cây cối, hoa lá trong sân nhà, chị Oanh thường gặp các loại bệnh về nấm của hoa hồng (điển hình là phấn trắng, đốm đen, đen thân…), bệnh nhện đỏ và trĩ.
Đó cũng là những bệnh rất khó chữa trị vì hay bị kháng thuốc. Để phòng và tránh bệnh cho hoa, chị Oanh thường phải phun thuốc sinh học định kỳ 1 tuần/ lần cho tất cả các loại bệnh. Khi hoa đã bị bệnh chị Oanh thường điều trị bằng thuốc chữa đặc trị kết hợp thuốc hỗ trợ tăng trưởng cho cây, hoa.
Với niềm đam mê cây cỏ, chị rất muốn trồng thêm nhiều loại hoa cũng như đa dạng về các loại giống hồng nhưng do diện tích sân của chị hiện đã không còn chỗ để nên tạm thời chị chỉ giữ lại những chậu hoa hiện có và tập trung chăm sóc.
Với chị, mỗi một loài hoa đều có một vẻ đẹp và mùi hương khác nhau nhưng đều đem đến cảm giác thích thú và thư giãn.
Hồng nở bốn mùa, khoe sắc làm điệu trước sân.
Về hồng nội chị thích hồng cổ Sa Pa tuy không có mùi thơm đặc trưng nhưng dáng hoa và màu sắc thì lại rất hoàn hảo. Chị cũng rất ấn tượng với hồng Vân Khôi vì màu nhẹ nhàng nhưng mùi thơm thì thật huyền bí. Về hồng ngoại nếu như mọi người đã chơi hồng chắc không ai quên được loại Jubilee dáng hoa lẫn mùi thơm và màu sắc đều rất tuyệt vời.
Hoa trà trắng dịu dàng trước sân.
Nở đẹp xinh không kém cạnh các loài hoa khác.
Ngoài hồng, hiện tại vườn nhà chị Oanh còn có phong lữ đứng, phong lữ rủ, ngọc thảo, nhài nhật, dạ yến thảo, hoa dừa và một số loài hoa khác.
Việc chăm sóc hoa hiện giờ cũng đơn giản hơn nhiều vì tôi đã hiểu được các loại hoa đó cần chế độ dinh như thế nào, còn về sâu bệnh thì mấy loại này chủ yếu là phòng chống nấm thối thân’, chị chia sẻ.
Về việc làm đất, chị Oanh cho biết, chị vẫn định kỳ chăm sóc khi bón phân gốc, chị luôn luôn xới tơi đất xung quanh gốc rồi vun gốc cho cây để cây tăng thêm sự phát triển mầm gốc cũng như làm cho sự thông thoáng ở mặt đất giúp cho cây dễ hấp thụ được nhiều dinh dưỡng hơn.
Dọc lối đi bên hông nhà cũng được chị thiết kế khung thép kiên cố.
Giúp cây cảnh, hoa lá có thêm nơi ‘trú ngụ’.
Những chậu hoa tươi tốt, xanh mướt mát bên hông nhà. 
Lục Bảo
Chia sẻ căn nhà hoặc vườn đẹp của bạn tại đây.
Xem thêm:
Ngắm nhà hay  Nhà xanh  Chăm sóc tư vấn
Phong thủy   Không gian ngoài trời

Phòng khách, Nhà bếp, Phòng ăn, Phòng ngủ, Phòng tắm,

Cách chăm sóc trang trí nhà có trẻ con

Ngắm những ngôi nhà nhỏnhưng vẫn đầy đủ tiện nghi
Trồng cây cảnh và rau sạch quanh nhà   Mùa này trồng gì
Cần tư vấn thiết kế nhà – Hỏi kiến trúc sư
Mẹo chăm sóc trang trí nhà trong mùa hè
Các phong cách nội thất trên thế giới
Chăm chút từng góc nhỏ cho căn nhà của bạn

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.