Là loài vật chỉ xuất hiện theo mùa, con rươi còn gọi là con bách cước (trăm chân) hay hoa trung, chỉ có ở một số vùng nhất định như Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh… Thân rươi có nhiều đốt, chứa đầy các tế bào sinh dục, hai bên có nhiều lông tơ để bơi. Khi còn sống, thân rươi rất mềm mại, có đủ các màu sắc như xanh, đỏ, vàng, xám…Khi thời tiết se lạnh, rươi sẽ nổi lên mặt nước, thân màu sữa đục. Thuộc bộ giun đốt, rươi sống tập trung nhiều ở vùng đất pha cát, vùng nước lợ, những khu giáp ranh của nước mặn và nước ngọt.
Con rươi là thực phẩm bổ dưỡng, món phổ biến nhất là làm chả rươi với vỏ quýt, ngoài ra, có thể chế biến ra khá nhiều món ăn khác như nấu canh, lẩu, mắm rươi, rươi nấu riêu, kho, hấp…
Năm nay, do thời tiết thất thường, sản lượng rươi không nhiều nên giá rươi tăng đột biến, sau khi qua thương lái có thể lên tới 500 – 600 nghìn/kg.
Tục ngữ có câu “tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm” để nói về mùa rươi, nghĩa là cứ vào quãng ngày 20 tháng chín và ngày mùng 5 tháng mười âm lịch là rươi nổi nhiều. Đây cũng là mùa thu hoạch rươi của người dân các tỉnh ven biển như Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình…
Mọi năm giá rươi trung bình khi mua ngay tại đầm thường dao động từ 300 – 400 nghìn đồng/kg. Năm nay, do thời tiết thất thường, sản lượng rươi không nhiều nên giá rươi tăng đột biến, sau khi qua thương lái có thể lên tới 500 – 600 nghìn/kg.
Một chủ nhà hàng tại Nam Từ Liêm cho biết, từ đầu mùa, do có khách đặt, anh đã phải nhập về với giá 800 nghìn đồng/cân. Có nghĩa ra, sau khi chế biến để có bữa rươi ra trò thì thực khách sành điệu cũng phải trả bạc triệu cho một món ăn khoái khẩu.
Nhiều gia đình mỗi buổi có thể bắt được đến hơn chục cân, thu về tiền triệu. Gặp hôm thuận trời, có thể đi “săn rươi” cả ba buổi, thu về vài ba chục triệu đồng là chuyện bình thường.
Gặp hôm thuận trời, có thể đi “săn rươi” cả ba buổi, thu về vài ba chục triệu đồng là chuyện bình thường.
Chị Hòa (Tiên Lãng, Hải Phòng), một chủ thu mua rươi còn cho biết: “Con rươi lên chẳng có giờ giấc gì hết, biết được ngày mà không biết được giờ, nên chủ đầm, chủ ruộng phải canh, chờ rươi nổi là bắt ngay. Có khi, đang nửa đêm, chủ đầm gọi vào lấy hàng là tay ôm hàng trăm triệu đi lấy ngay, không lấy nhanh lại có người khác lấy trước là không có hàng để bán”.
Đồng đất để thu hoạch rươi cũng khó tính, nếu để thu hoạch rươi vài ngày một năm thì quá lãng phí, nên thường ngoài rươi ra thì vẫn dùng để cấy hai vụ lúa. Tuy vậy, vốn là vùng nước lợ nên cải tạo để có thể trồng được lúa, người dân mất rất nhiều công sức, ngoài ra, để đất còn đẻ rươi thì khi trồng lúa cũng không được phun thuốc sâu.
Bác Trần Văn Tuấn (thôn 10 Đông Am, Tam Cường, Vĩnh Bảo, Hải Phòng) cho biết: Nhà bác có ba mẫu ruộng, thu nhập năm trước từ con rươi của gia đình bác là 180 triệu đồng. Năm nay, do chưa hết mùa nên gia đình chưa “tổng kết”.
Khi chúng tôi ra đồng, trực tiếp xem bác Tuấn bắt rươi thì đã thấy có khách chờ sẵn, mặc dù không phải là ngày rươi nổi nhiều nhưng một buổi sáng cũng thu hoạch được khoảng hơn chục cân, khách mua hết tại chỗ với giá 500 nghìn đồng/cân.
Nguồn: Theo Dân Trí
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.