Sản xuất điện từ hồ tử thần

Sản xuất điện từ hồ tử thần

Khí độc trong hồ tử thần Kivu tại Rwanda đe dọa mạng sống của hai triệu người, song cũng có thể tạo ra lượng điện phục vụ cả nước trong hàng trăm năm.

>>>Hồ tử thần đe dọa Nigeria
>>>Hồ Kivu

Kivu là một trong ba “hồ phun” trên thế giới. Nằm khá gần một núi lửa mang tên Nyurangongo, nó chứa hàng tỷ tấn khí độc trong nước. Theo tính toán của giới khoa học, lượng khí metan trong hồ vào khoảng 65 km3, còn khí lượng khí CO2 lên tới 256 km3. Với lượng khí ấy, hồ Kivu rất xứng đáng với danh hiệu “quả bom hẹn giờ khổng lồ“.

Sản xuất điện từ hồ tử thần
Toàn cảnh hồ Kivu khi nhìn từ trên không. Ảnh: NASA.

Chính phủ Rwanda vừa xây nhà máy điện Kibuye trên bờ hồ Kivu. Nhà máy hút khí metan từ đáy hồ để làm nhiên liệu cho ba máy phát điện lớn, MSNBC đưa tin.

Hiện tại nhà máy sản xuất 3,6 MW điện, đủ để đáp ứng hơn 4% nhu cầu của cả nước. Chính phủ hy vọng nhà máy sẽ đáp ứng một phần ba nhu cầu điện của cả nước trong vòng hai năm tới. Mục tiêu cuối cùng của chính phủ là biến Kivu thành nguồn cung cấp nhiên liệu để sản xuất điện lớn nhất đất nước.

Hiện tại nhà máy điện hoạt động bình thường. Song người dân vẫn lo ngại nguy cơ phun trào khí độc từ đáy hồ trong bối cảnh nhiệt độ không khí đang tăng dần. Nhiệt độ không khí càng cao thì nguy cơ phun khí của hồ càng lớn.

Sản xuất điện từ hồ tử thần
Người dân sinh hoạt quanh hồ Kivu ở Rwanda.

Tầng nước phía trên của hồ Kivu ấm hơn hẳn so với tầng nước dưới đáy. Khi khí metan và CO2 xâm nhập vào hồ, chúng hòa tan vào nước và lắng xuống đáy. Sự khác biệt về nhiệt độ và mật độ khí giữa hai tầng nước khiến khí không thể thoát lên bề mặt.

Nhưng khi nhiệt độ không khí tăng, nhiệt độ của tầng nước dưới đáy hồ cũng tăng khiến khí ở đây dễ dàng thoát lên tầng nước phía trên. Nếu hiện tượng tăng nhiệt độ vẫn tiếp tục, tới một lúc nào đó toàn bộ khí sẽ thoát ra khỏi nước.

Hiện tượng này từng xảy ra trong hồ Nyos tại Cameroon hôm 15/8/1984 khiến 1.700 người chết.

Hồ Kivu rộng hơn nhiều so với hồ Nyos. Vì thế, nếu khí phun ra khỏi hồ, hậu quả của nó sẽ ghê gớm hơn nhiều so với thảm họa tại Cameroon. Để ngăn chặn nguy cơ phun trào, chính phủ Cameroon đã đặt các ống xuống đáy hồ để hút khí. Biện pháp này khiến khí không thể tích tụ với lượng lớn.

Nhà máy điện của Rwanda là một dự án “nhất cử lưỡng tiện”. Hệ thống đường ống của nó chẳng những ngăn chặn được nguy cơ phun trào của khí độc, mà còn cung cấp cho người dân trong vùng lượng khí đốt dồi dào.

 

Theo Vnexpress