Các nhà thiên văn học chuyên lẫn không chuyên trên thế giới đang nỗ lực lục soát bầu trời trước hừng đông với hy vọng có thể tìm thấy dấu tích còn lại của chiếc đuôi dài thuộc về sao chổi ISON.
>>> Sao chổi của thế kỷ bị phá hủy khi bay gần Mặt trời
Đường đi cận mặt trời của sao chổi ISON – (Ảnh: gazeta-shqip.com)
Các nhà khoa học vẫn đang xác định những phần còn sót lại của sao chổi thế kỷ ISON sau chuyến du hành chết chóc vào Lễ Tạ ơn.
Tuy nhiên, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho hay, nhiều khả năng nó đã bị phân rã hoàn toàn và chỉ tồn tại dưới dạng bụi, theo Space.com.
Đến ngày 1/12, mảnh nhân còn lại của ISON cũng đã tan rã không còn hình dạng.
Trước đó vài ngày, quỹ đạo của ISON đã đưa nó vào phạm vi cách 1,1 triệu km so với mặt trời, chính thức bị sức nóng mặt trời “nướng chín”.
Số phận trên thực tế của sao chổi sẽ được biết đích xác khi kính không gian Hubble tiến hành quan sát trong những ngày sắp tới.
Theo Thanh Niên