Sao chổi thế kỷ sẽ không sáng

Sao chổi thế kỷ sẽ không sáng

Các nhà thiên văn học đang lên kế hoạch quan sát sao chổi ISON, được mệnh danh sao chổi thế kỷ, khi tiếp cận với Mặt trời. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học cho biết sao chổi thế kỷ sẽ không rực sáng như dự định trước đây.

>>> Ảnh mới ngoạn mục của sao chổi thế kỷ

Nhà thiên văn học Ignacio Ferrin thuộc Trường đại học Antioquia, Colombia cho biết: “Tương lai của sao chổi ISON sẽ không sáng như mong đợi”.

Sao chổi thế kỷ sẽ không sáng
Hình ảnh chụp sao chổi ISON từ kính viễn vọng Hubble – (Ảnh: CNN)

Theo tính toán của Ferrin, hiện nay sao chổi ISON đang di chuyển về hướng Mặt trời với vận tốc 16 dặm/giây, và đã không sáng kể từ giữa tháng 1/2013. Có thể những hạt băng của sao chổi bị tan chảy khi nó di chuyển về phía Mặt trời, tạo ra một cái đuôi dài và sáng.

Giả thuyết khác cho rằng sao chổi ISON được bao phủ bởi lớp bụi silicat, làm cho sao chổi bị bốc hơi nước và các khí khác, không đủ điều kiện để phát sáng.

Sao chổi ISON được hai nhà thiên văn học nghiệp dư Nga phát hiện vào tháng 9/2012. Sao chổi ISON đang tiến về hướng và tiếp cận sát nút với Mặt trời vào ngày 28/11 tới, khi đó sẽ cách bề mặt Mặt trời khoảng 1,2 triệu km. Theo dự kiến, lúc đó sao chổi sẽ phát sáng và hiển thị ngay cả trong ánh sáng ban ngày.

Nếu sao chổi ISON tồn tại vị trí đó, nó sẽ đạt nhiệt độ khoảng 4.900 độ F (2.700 độ C). Tuy nhiên, nó cũng có thể bị “xé toạc ra” bởi lực hấp dẫn của Mặt trời.

Các nhà thiên văn học cho biết sao chổi thế kỷ ISON đang thực hiện chuyến đi đầu tiên, có thể là cuối cùng vào bên trong hệ thống năng lượng mặt trời. Do vậy, giới thiên văn thế giới hi vọng có thể quan sát cặn kẽ dạng vật chất sẽ bốc hơi khỏi sao chổi ISON khi nó tiếp cận rất gần Mặt trời, qua đó khám phá Hệ mặt trời trong thời kỳ đầu.

 

Theo Tuổi Trẻ