Một hành tinh xa xôi đang trở thành mồi ngon của chính ngôi sao trung tâm, và toàn cảnh vụ việc khủng khiếp diễn ra một cách vô hình bên dưới bức màn hấp thu tất tần tật ánh sáng chiếu đến.
Quang cảnh bị hủy diệt của hành tinh WASP-12 b – (Ảnh: NASA)
Các nhà nghiên cứu của tổ chức Nghiên cứu Góc rộng tìm hành tinh (Anh) đã phát hiện được hành tinh WASP-12 b vào năm 2008.
Lúc đó, WASP-12 b đã quay với khoảng cách cực gần ngôi sao trung tâm, theo trang Science Daily dẫn thông cáo báo chí của Đại học Mở tại Anh.
Khoảng cách giữa sao và hành tinh đó hẹp đến nỗi một đám mây khí cực nóng đang thoát ngùn ngụt khỏi bề mặt hành tinh.
Một lượng khí lao thẳng về hướng ngôi sao, trong khi phần còn lại thoát ra ngoài không gian mở, tạo ra một bức màn ngăn chặn hầu hết bước sóng ánh sáng.
Các nhà thiên văn học cho biết một cấu trúc như thế chưa bao giờ được quan sát trước đây, và họ đã phải nhờ đến kính thiên văn Hubble trên quỹ đạo, được chỉnh sang ánh sáng cận cực tím mới nhìn thấy toàn cảnh sự việc.
Theo Thanh Niên