Một nhóm các nhà nghiên cứu trên thế giới gồm những nhóm vận hành trạm tiếp nhận tín hiệu vô tuyến và một nhóm nhà khoa học ở Đại học công nghệ Massachussets (MIT) đang tụ hội lại để tạo ra bức hình đầu tiên về hố đen.
Dự án này được tiến hành xấp xỉ 20 năm qua. Các thành viên của dự án đã kiên nhẫn tìm kiếm và lắp ghép từng chút để tạo ra Kính thiên văn chân trời sự kiện.
Chúng ta không thể chụp ảnh được hố đen bởi ánh sáng không thể phản chiếu hoặc thoát ra khỏi nó.
Mỗi nhóm nhận tín hiệu vô tuyến sẽ được sử dụng một dụng cụ đặc biệt, được lắp ghép để thu nhận dữ liệu trong khoảng tần số 239GHz từ 5/4 tới 14/4. Những dữ liệu này được ghi vào ổ cứng và gửi về trạm quan sát Haystack của MIT, nơi có một nhóm – sử dụng công nghệ giao thoa tia cơ bản dài – lắp ghép các dữ liệu lại với nhau. Kết quả là nó có thể tạo ra ảnh ảo của một kính thiên văn vô tuyến lớn như trái đất. Hiện tại họ đang tập trung vào hố đen nằm ở trung tâm dải ngân hà, có tên gọi Sagittarius A*.
Chúng ta không thể chụp ảnh được hố đen bởi ánh sáng không thể phản chiếu hoặc thoát ra khỏi nó, tuy nhiên nhóm nghiên cứu hi vọng có thể chụp ảnh được ánh sáng xung quanh hố đen tại chân trời sự kiện, trước khi nó biến mất.
Sagittarius A* cách Trái đất khoảng 26.000 năm ánh sáng và được cho là có khối lượng gấp khoảng 4 triệu lần khối lượng Mặt trời. Người ta tin rằng chân trời sự kiện có đường kính khoảng 12,4 triệu mile. Mặc dù có kích thước khủng nhưng Sagittarius A* trên bầu trời vô cùng bé vì thế muốn quan sát chúng ta cần tới các tia của kính thiên văn vô tuyến.
Các nhà khoa học tin rằng hình ảnh thu được sẽ dựa vào hình ảnh của ánh sáng xung quanh hố đen nhưng do hiệu ứng Doppler, nó trông sẽ giống như hình lưỡi liềm. Và chúng ta phải đợi tới năm 2018 mới nhìn được hình ảnh đáng nhớ này.
Theo khoahocphattrien