Có khả năng giết chết 20 người trưởng thành cùng một lúc chỉ sau một nhát cắn, rắn biển Olive là loài “sát thủ” nguy hiểm bậc nhất của đại dương.
Đại dương là một “thế giới ngầm” luôn ẩn chứa những bí ẩn kỳ quái cùng những sinh vật gây chết người gây ám ảnh nhất hành tinh.
Những “sát thủ” đáng sợ nhất, hung hãn nhất bạn dễ dàng gọi tên đó là cá mập trắng, cá mập bò, cá đuối điện, sứa hộp…
Thực tế, có một loài động vật gây nên những “cơn ác mộng” khủng khiếp nhất với con người, cả ở trên cạn, trên cây và dưới nước. Loài “sát thủ” đó chính là loài rắn độc.
Sinh sống ở dưới biển, loài rắn độc này có tên: Rắn biển Olive.
Rắn biển Olive, một trong những “sát thủ” đáng sợ của đại dương.
Có rất nhiều loài rắn biển có nọc cực độc sống dưới đại dương, trong số đó không thể không kể đến loài “sát thủ máu lạnh” này.
Chúng có thể giết chết 20 người trưởng thành cùng một lúc bằng lượng nọc độc được bơm ra sau một nhát cắn.
Sở hữu chiếc đầu mang dáng vẻ đe dọa và hung hãn, rắn biển Olive là một trong những “thợ săn” cừ khôi dưới đáy biển.
Khác với cái đuôi dẹt dùng để lái khi bơi, đầu của rắn biển Olive lại tròn và mập hơn nhiều loài rắn khác.
Không chỉ sở hữu dáng vẻ đáng sợ đầy hung hãn, rắn biển Olive còn có hàm răng nanh dài 4mm dùng để bơm 2 loại nọc độc khác nhau sau mỗi nhát cắn vào con mồi xấu số.
Khi 2 loại nọc đọc khác nhau được bơm vào cơ thể con mồi (một loại tấn công thần kinh, một loại tấn công cơ), nạn nhân sẽ nhanh chóng hứng chịu cái chết đầy đau đớn.
Rắn biển Olive thường đi săn cá và con mồi nhỏ tại các rạn san hô.
Ngoài ra, chúng còn có thể phi trong nước với tốc độ rất đáng nể cùng khả năng xuất hiện đột ngột trước con mồi với khứu giác “đánh hơi” cực nhạy.
Một loại vũ khí bí mật mà loài rắn biển này sở hữu đó là những tế bào thần kinh có khả năng cảm nhận ánh sáng ở đuôi.
Lợi thế này chẳng khác gì giúp chúng có thêm một “bộ mắt” nữa, khiến chúng có thể dễ dàng săn mồi và tránh các kẻ thù lớn hơn.
Rắn biển Olive có thể tấn công con người khi ngoi lên mặt nước lấy không khí.
Sở dĩ, rắn biển Olive nguy hiểm đến con người là do đặc tính chúng thường phải ngoi lên mặt nước để lấy không khí. Khi quay lại, con người thường đụng độ chúng và vô tình bị chúng tấn công.
Rắn biển Olive Tên khác: Rắn biển vàng. Danh pháp khoa học: Aipysurus laevis. Phân bố: Các vùng biển tại Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Tuổi thọ: 10 năm. |
Theo Trí Thức Trẻ