Sâu bướm và pika cùng chia sẻ nguồn thức ăn khan hiếm tại Bắc Cực

Sâu bướm và pika cùng chia sẻ nguồn thức ăn khan hiếm tại Bắc Cực

Ai có thể nghĩ rằng hai loài rất khác nhau, một loài là côn trùng nhỏ bé, và một là những động vật có vú sống trên núi cao có thể phát triển một thỏa thuận về chia sẻ thực phẩm tại vùng cực Bắc xa xôi?

Các nhà nghiên cứu trường Đại học Alberta đã thực sự ngạc nhiên, khi họ khám phá ra một sự phản ứng bất thường của những con pika ,với các đám thực vật đã từng có lũ sâu bướm của một loài phổ biến tại vùng cao của Bắc Cực tràn qua.

Nhà khoa học sinh vật học Isabel C.Barrio đã phân tích cách thức mà cả hai loài động vật ăn cỏ, những con sâu bướm, và những con pika đã cạnh tranh về những thảm thực vật tại các vùng núi cao của vùng Tây nam Yukon. Những con sâu bướm ra khỏi kén vào mùa đông ngay sau khi tuyết tan vào tháng 6. Các tuần sau đó, lũ pika bắt đầu thu lượm và tích trữ thức ăn trong hang mùa đông của chúng. Để thí nghiệm, Barrio đã thay đổi số lượng những con sâu bướm được thả trên các mảnh đất nhỏ nằm quanh các hang của lũ pika.

Sâu bướm và pika cùng chia sẻ nguồn thức ăn khan hiếm tại Bắc Cực
Pika (trái) và sâu bướm (phải).

“Chúng tôi đã nhận thấy rằng lũ pika ưa thích những đám cỏ trước đó đã được thả đám sâu bướm”, Barrio nói. “Chúng tôi nghĩ rằng phân của lũ sâu bướm giống như một loại phân bón tự nhiên làm cỏ trở lên tươi tốt và hấp dẫn lũ pika hơn”.

Giáo sư sinh học David Hik của trường đại học Alberta, người giám sát nghiên cứu này cho rằng, các kết quả nghiên cứu là đối nghịch với điều mà nhóm nghiên cứu dự tính.

“Thường thì bạn sẽ đoán rằng việc tăng số lượng những con sâu bướm sẽ có tác động tiêu cực lên lũ pika”, Hik nói. “Nhưng có rất ít con pika thuộc khu vực thực sự thích những đám cỏ đã bị lũ sâu bướm gặm trước đó”.

Các nhà nghiên cứu cho rằng một điều rất bất thường là hai loài động vật ăn cỏ rất khác nhau này – một loài côn trùng ở trạng thái ấu trùng của nó và một loài động vật có vú – có phản ứng tích cực với nhau trong vấn đề tìm kiếm thức ăn để sinh tồn

Những con sâu bướm tồn tại ở dạng ấu trùng chưa có cánh tới 14 năm, chúng sẽ trú ẩn trong một cái kén suốt mùa đông dài cuối cùng trước khi lột xác để trở thành những con ngài (bướm đêm) Bắc cực (Arctic woolly bear moth), và chỉ sống thêm được trong vào 24 giờ.

Loài pika không ngủ đông và thu lượm thức ăn tích trữ vào tổ của chúng. Lãnh thổ thu lượm thức ăn của loài này bao gồm các khu vực quanh hang và xung quanh, diện tích lên tới 700m2.

Các nhà nghiên cứu cho biết họ sẽ tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa pika và sâu bướm để khám phá những tác động dài hạn đối với các quần thể côn trùng gia tăng và sự cạnh tranh nguồn thức ăn khan hiếm trong môi trường miền núi phía Bắc.

Barrio là tác giả chính của dự án hợp tác nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tờ Biology Letters ngày 24/4.

 

Theo Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)