Trong khi người ta chỉ ra nhiều lợi ích của việc đi làm bằng xe buýt và phương tiện giao thông công cộng như tránh tắc đường, tiết kiệm, giảm thiểu tai nạn, tránh khói bụi… thì ở một khía cạnh nào đó, tôi nghĩ chúng ta vẫn chọn các phương tiện cá nhân. Lý do là vì đi làm bằng các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện có thể gây ra những hệ lụy sau:
1. Làm tăng lượng cortisol
Theo một khảo sát vào năm 2004 của các hành khách đường sắt đi tàu từ New Jersey tới Manhattan, “chuyến đi càng dài, lượng cortisol (một loại hoóc-môn tạo ra căng thẳng) càng ra tăng trong nước bọt và họ càng khó tập trung vào những nhiệm vụ khi bắt tay vào làm việc.” Bên cạnh đó, việc tranh giành khoảng không gian trên các phương tiện công cộng cũng là một yếu tố tác động đến lượng hoóc-môn cortisol, Wener và Evan, nghiên cứu cho biết thêm.
“Căng thẳng mãn tính và có quá nhiều cortisol là nguyên nhân chính gây tăng lượng đường trong máu, làm thay đổi phản ứng miễn dịch, ngăn chặn tiêu hóa, ảnh hưởng đến hệ sinh sản và tác động đến một phần của bộ não gây ra khó kiểm soát cảm xúc và sợ hãi. Cuối cùng, chúng gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng, trầm cảm và một loạt các vấn đề sức khỏe thể chất khác”, Levy viết trên tạp chí DNA Info.
2. Làm tăng lượng cholesterol, gây thiếu ngủ và thiếu vận động
Một nghiên cứu vào năm 2009 dựa trên dữ liệu từ khảo sát của American Time Use cho biết cứ mỗi phút ở trên các phương tiện di chuyển theo lịch trình như tàu điện hoặc xe buýt, bạn bị giảm thời lượng ngủ đi 0,22 phút. “Nếu bạn ở trên xe hoặc tàu 1 tiếng, bạn sẽ mất đi 26,5 phút ngủ mỗi ngày và 2,2 giờ ngủ mỗi tuần,” cũng theo báo cáo. Và như chúng ta biết, thiếu ngủ có thể dẫn đến rất nhiều các vấn đề sức khỏe khác nhau.
Người lao động trên những hành trình dài cũng được báo cáo có chẩn đoán cholesterol cao và chỉ số cơ thể (BMI) lớn tác động đến việc phân loại họ bị béo phì, dựa theo chỉ số đánh giá hạnh phúc 2010 (Gallup-Healthways Well-Being Index). Thực tế, đây là kết quả tất yếu bởi vì khi chúng ta ngồi hoặc đứng trên các phương tiện di chuyển đường dài, chúng ta không có đủ thời gian để tập thể dục và chuẩn bị thức ăn ở nhà.
3. Làm tăng căng thẳng và mất tính chủ động khi kiểm soát thời gian
Nghiên cứu của các chuyên gia về tâm lý đến từ trường Đại học New York Wener và Evans cũng củng cố giả thuyết rằng đi làm bằng các phương tiện theo lịch trình càng khó khăn, càng gây ra nhiều căng thẳng. “Lý do là bởi vì người di chuyển phải chịu thêm nhiều yếu tố không như dự tính trong hành trình của họ.” Hơn nữa, “đợi chờ tàu điện hoặc xe buýt có thể gây bực mình khi chúng ta không biết lý do tại sao xe đến trễ,” Evans nói.
Nói tóm lại, có rất nhiều nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng thẳng, mất ngủ, lười vận động liên quan đến rất nhiều các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, bệnh tiểu đường, hen suyễn, trầm cảm, thậm chí là giảm tuổi thọ. Mà “vật lộn” trên các phương tiện đi lại công cộng là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề trên. Đó là lý do bạn nên đi xe cá nhân để đến cơ quan đúng giờ, tập trung vào công việc và có thêm nhiều thời gian cho các hoạt động khác.
Nguyễn Mai – Nguồn: BI
Xem thêm:
7 điều tuyệt đối không nói khi xin nghỉ việc
Những cách nói giảm, nói tránh khéo léo chốn công sở
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.