Sau Olympic, số phận các công trình tỷ đô trở nên thảm hại thế này

0
117
Sau Olympic, số phận các công trình tỷ đô trở nên thảm hại thế này

Đầu tư chi phí lên đến vài chục tỷ USD, tuy nhiên khi Olymic qua đi, những công trình đồ sộ ấy lại mang một “bộ mặt” nhếch nhác, đổ nát đến không tưởng.

Vừa qua, nước chủ nhà Brazil tổ chức lễ khai mạc Olympics 2016 với chi phí tiết kiệm hơn khá nhiều so với Thế vận hội mùa hè diễn ra ở London (2012) và Bắc Kinh (2008). Mặc dù vậy, theo tin từ Reuters, chi phí tổng thể của Thế vận hội 2016, bao gồm tất cả các dự án liên quan đến Olympic cũng ước tính lên đến 12 tỷ USD, trong đó riêng các dự án ở Thủ đô Rio tiêu tốn tới ¼ chi phí nói trên.

Để chuẩn bị cho kỳ Olympic diễn ra suôn sẻ, thành công, nước chủ nhà luôn phải đầu tư mạnh tay về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ cho các VĐV thi đấu. Không hiếm trong số này là những công trình đồ sộ được thiết kế đẹp mắt, công phu với số tiền không nhỏ.

Tuy nhiên, khi Olympic qua đi, những công trình này lại mang một “bộ mặt” nhếch nhác, đổ nát đến khó tin.

Sau Olympic, số phận các công trình tỷ đô trở nên thảm hại thế này
Bục trao huy chương ở Thế vận hội năm 1984 tại Sarajevo, Nam Tư đã trở nên cũ nát, hoang tàn.

Sau Olympic, số phận các công trình tỷ đô trở nên thảm hại thế này
Tại Athens (Hi Lạp), sân vận động này được chuẩn bị cho Olympic năm 2004. Nhưng kể từ sau sự kiện, nó bị lãng quên và xuống cấp trầm trọng.

Sau Olympic, số phận các công trình tỷ đô trở nên thảm hại thế này
Đất dành cho các vận động viên thi đấu theo thời gian đã biến thành nghĩa trang.

Sau Olympic, số phận các công trình tỷ đô trở nên thảm hại thế này
Chỗ ngồi bị hoen ố bởi ánh nắng mặt trời, cỏ dại mọc chằng chịt quanh sân.

Sau Olympic, số phận các công trình tỷ đô trở nên thảm hại thế này
Hồ bơi được xây từ Thế Vận Hội 1936 tại Elsral, phía tây Berlin (Đức). Đến nay, chúng dường như đã trở thành một phế tích phủ đầy cát, trần bong tróc, bụi bám khắp nơi.

Sau Olympic, số phận các công trình tỷ đô trở nên thảm hại thế này
Làng vận động viên từ năm 1936 trong Thế vận hội Olympic ở Đức như một dãy nhà bỏ hoang.

Sau Olympic, số phận các công trình tỷ đô trở nên thảm hại thế này
Một điểm phục vụ cho môn trượt tuyết trong Thế vận hội mùa đông 1956 ở Ý đang có nguy cơ sụp đổ sau thời gian dài bỏ hoang.

Sau Olympic, số phận các công trình tỷ đô trở nên thảm hại thế này
Các khu thi đấu phục vụ Olympic ở Athens, Hy Lạp dường như không còn giá trị sử dụng.

Sau Olympic, số phận các công trình tỷ đô trở nên thảm hại thế này
Một khu trượt tuyết bị bỏ hoang từ Thế vận hội mùa đông 1984 ở Sarajevo, trên núi Igman.

Sau Olympic, số phận các công trình tỷ đô trở nên thảm hại thế này

Sau Olympic, số phận các công trình tỷ đô trở nên thảm hại thế này
Sân trượt tuyết ở Sarajevo được xây phục vụ Olympic 1984 Olympic hiện xuống cấp nghiêm trọng, hầu như bị phá nát.

Sau Olympic, số phận các công trình tỷ đô trở nên thảm hại thế này
Một hồ bơi được phục vụ cho Olympic trông nhếch nhác, bẩn thỉu sau khi Thế vận hội qua đi.

 

Theo Yan/thegioitre