Theo tin từ trang mạng tổ chức các nhà vật lý, cùng với sự tiến bộ không ngừng của công trình di truyền, các nhà nghiên cứu cho biết, không lâu nữa họ sẽ tạo ra một loại động vật không có cảm giác đau đớn trong các nông trường.
Mặc dù phương pháp này có thể làm cho các loài vật sinh sống trong các nông trường chịu ít sự đau đớn, nhưng điều khiến mọi người phải suy nghĩ là khi không làm cho động vật không có cảm giác đâu đớn có phải là một phương pháp tàn nhẫn hay không thì đang là vấn đề gây rất nhiều tranh cãi. Mấy chục năm gần đây, con người tiêu thụ lượng các loại thịt thực phẩm ngày càng nhiều. Bắt đầu từ niên đại 60 thế kỷ 20, số lượng thịt thực phẩm mà con người tiêu thụ đã tăng 50%, trong đó hầu hết thịt thực phẩm sản xuất từ các nông trường.
Tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật yêu cầu phải đối xử tốt hơn với động vật trong nông trường, không nên để cho chúng chịu đựng sự đau đớn không cần thiết. Ví dụ như, người ta cắt bỏ một phần vết thương của chúng trong trường mà hợp không sử dụng thuốc tê.
Nếu không thể thuyết phục các nông trường nuôi động vật trong môi trường nhân đạo, như vậy đến lúc phải cung cấp động vật có đầy đủ cơ chế phòng chống thiên nhiên.
Đây có thể không phải là biện pháp lý tưởng, nhưng Adam Shriver – nhà triết học thuộc phân hiệu St.Louis trường Đại học Washington cho biết: “Nếu chúng ta không thể xóa bỏ phương pháp chăn nuôi của các nhà máy, vậy thì chúng ta nên hạn chế sự đau đớn của chúng ở mức thấp nhất.”
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã thu được những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực nghiên cứu phân tử và sự đau đớn trên cở sở gen. Trong một nghiên cứu gần đây, những chú chuột thiếu gen Nav 1.7 có độ mẫn cảm thấp hơn so với những chú chuột bình thường trong môi trường nóng và cao áp. Những loại động vật chăn nuôi trong các nông trường thiếu loại gen này sẽ chịu sự đau đớn ít hơn.
Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học đã nuôi những con chuột mà trong lớp ACC trước đại não không có enzyme và gen mặc định. Sự thay đổi này làm cho chuột vẫn cảm thấy đau đớn, nhưng họ không cho rằng đau đớn không hẳn là một cảm giác khó chịu. Điều này làm cho chúng vẫn tồn tại cảm giác sinh lý, có thể tránh được động vật khác làm cho chúng bị thương, những cá thể bẩm sinh không có cảm giác đau đớn thường xảy ra tình huống như vậy.
Ngoài ra, còn có phương pháp khác để tạo ra động vật không có cảm giác đau đớn, một trong những phương pháp đó là sản xuất thịt trong ống nghiệm. Mặc dù công nghệ này đến nay vẫn chưa hoàn thiện, nhưng phương pháp nuôi tế bào cơ động vật có thể dùng để sản xuất gà rán và cá nướng. Tuy nhiên, cái giá để sản xuất tế bào động vật trong phòng thí nghiệm vẫn quá đắt đỏ, bởi vì để nuôi chúng phải sử dụng những vật chất vô cùng đắt. Dự án này phải được mở rộng quy mô, để tạo ra hiệu ích kinh tế. Ngoài việc giảm bớt sự đau đớn cho động vật, phương pháp này còn có thể loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực khác trong các nông trường, trong đó bao gồm cả một khối lượng rác lớn và khí CO2 mà động vật thải ra.
Theo Đỗ Thanh Quang (Sina.com)