Siêu cảm biến phát hiện ô nhiễm môi trường

Siêu cảm biến phát hiện ô nhiễm môi trường

Khi một phản ứng hóa học xảy ra, hai hoạt chất kết hợp với nhau thì sẽ tạo ra một loại màu sắc cụ thể dưới ánh mặt trời.

Vì vậy, bằng cách đánh giá màu sắc của đối tượng, vật liệu, môi trường có thể xác định được những hợp chất có mặt bên trong nó. Nhưng không may là nhiều màu sắc nằm ngoài ba dải tần của ánh sáng (đỏ, xanh lá cây, xanh dương) nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trong khi đó, thiết bị phân tích quang phổ có thể phát hiện phạm vi rộng hơn của ánh sáng, nhưng nó khá cồng kềnh và thường nằm trong phòng thí nghiệm, mẫu vật phải được vận chuyển đến. Nay, một nhà khoa học thuộc Đại học Tel Aviv, Israel (TAU) đã chế tạo được loại cảm biến di động siêu quang phổ, có thể “nhìn thấy” hơn 1.000 loại màu sắc khác nhau. Điều này giúp chúng ta có thể dễ dàng phát hiện ô nhiễm ở đúng vị trí đang xảy ra theo thời gian thực.

Siêu cảm biến phát hiện ô nhiễm môi trường

Siêu cảm biến quang phổ này có khả năng xử lý thông tin mạnh hơn 300 lần so với bộ não người và có thể thực hiện ở nhiều khoảng cách khác nhau. Giáo sư Eyal Ben-Dor, cha đẻ của phát minh trên, cho biết siêu cảm biến có thể đọc và phân tích ánh sáng phản xạ trong phạm vi từ 30cm đến 805km. Điều này giúp nó không chỉ làm việc trên mặt đất mà có thể đặt nó trên máy bay không người lái, khí cầu thời tiết, vệ tinh. Thậm chí nó còn có thể kết hợp với viễn vọng kính nên các nhà thiên văn học có thể sử dụng để xác định nội dung bầu khí quyển của hành tinh khác.

Siêu cảm biến phát hiện ô nhiễm môi trường

Trước mắt thì Ben-Dor cho biết nó được dùng để khảo sát trên đất liền và trên biển để xác định chất gây ô nhiễm, đặc biệt là quanh các ống dẫn khí, trong môi trường nông nghiệp, các bến du thuyền… Tóm lại là bất kỳ nơi nào có thể xảy ra ô nhiễm. Về lâu dài, cảm biến của TAU được sử dụng để đo cường độ của bê tông, xác định độ ô nhiễm bụi trong nhà cùng các ứng dụng ở những lĩnh vực khác như y học, dược học, công nghiệp may.

 

Theo Gizmag, Thanh Niên