Một nhóm nghiên cứu vừa phát hiện một tổ kén với hình thù kì lạ chưa từng thấy từ trước đến nay, mở ra hi vọng về sự xuất hiện một loài sinh vật mới.
Hình ảnh đầu tiên về kén lạ được Troy Alexander – một nghiên cứu sinh tại trường kỹ thuật Georgia (Mỹ) – phát hiện vào ngày 7/6.
Tổ kén rộng khoảng 2cm với cấu trúc hình tháp
Tổ kén rộng khoảng 2cm với cấu trúc hình tháp được bao quanh bởi những sợi màu trắng nằm dưới tấm bạt màu xanh gần trung tâm nghiên cứu Tambopata ở Peruvian Amazon (nằm ở phía Đông Nam Peru).
Ban đầu anh tưởng đây chỉ là một kén bướm bị hỏng bình thường, nhưng sau đó lại gặp thêm một vài tổ kén y hệt.
Các nhà khoa học không biết tổ kén sẽ nở ra sinh vật gì
Sau đó Troy đã tìm đến sự giúp đỡ của các nhà khoa học và trung tâm nghiên cứu ở Peruvian Amazon nhưng không ai biết tổ kén này sẽ nở ra loài sinh vật gì.
William Eberhard – một nhà côn trùng học làm việc tại Trung tâm nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonian – cho biết ông không biết nó được làm từ gì và sẽ nở ra thứ gì.
Norm Platnick – người phụ trách danh dự về Nhện tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên nói thêm “Tôi đã nhìn thấy những bức ảnh chụp, nhưng không hề có một ý tưởng nào về loài sinh vật có thể cho ra loại kén đó”.
Một số khác cho rằng đó có thể là một cái kén bị khiếm khuyết của một loài bướm đêm họ Bucculatricidae, hoặc của loài bướm Urodidae – nổi tiếng với việc tạo kén rổ như thế.
Theo NLĐ, Daily Mail