Trên khu vực lặn của Bahamas, Mikhail V. Matz thuộc Đại học Texas, Austin cùng một số đồng nghiệp đang tìm kiếm loài vật mắt to, phát sáng để thích nghi với bóng tối.
Tuy nhiên, khi lặn ngay phía trên đáy biển, nhóm nghiên cứu bị thu hút bởi hàng trăm quả cầu bọc trầm tích kỳ lạ có kích thước như quả nho. Mỗi quả nằm ở cuối những đường ngoằn ngoèo trong lớp bùn đáy biển. Rõ ràng, những quả này đã để lại những dấu vết đó.
Nhóm nghiên cứu thu thập mẫu vật và nhận biết loài vật này là sinh vật đơn bào khổng lồ, Gromia sphaerica, mỗi quả chỉ là một tế bào lớn với vỏ hữu cơ. Khi gạt bỏ trầm tích, lớp vỏ này giống như vỏ nho, nhưng mềm hơn.
Bên trên: cận cảnh Gromia sphaerica, có kích thước như quả nho. Bên dưới: Gromia sphaerica đang tạo ra dấu vết trên đáy biển. Dấu vết này tương tự như dấu vết hóa thạch cổ đại. Các nhà khoa học đã cho rằng dấu vết hóa thạch đó do một sinh vật đa bào để lai, có thể là một loài giun. Nhưng hiện họ đang băn khoăn liệu có phai Gromia sphaerica trước đó đã để lại dấu vết hóa thạch này. (Ảnh: Mikhail Matz, Đại học Texas, Ausin/NOAA/HBOI)
Thật đáng ngạc nhiên, dấu vết sinh vật này để lại trên đáy biển Bahamas tương tự như những đường được tìm thấy trên đá trầm tích hình thành cách đấy 1,8 tỷ năm. Những đường dấu vết cổ đại là bằng chứng duy nhất rằng sinh vật đa bào, động vật đối xứng, ví dụ như giun, đã tiến hóa vào thời điểm rất sớm trong lịch sử Trái Đất.
Phát hiện của Matz (về dấu vệt go G. sphaerica để lại) cho thấy động vật đơn bào có thể đã để lại dấu vết hóa thạch đó chứ không phải sinh vật bậc cao hơn. Những bằng chứng khác về sinh vật đa bào và cân xứng xuất hiện ở những hóa thạch có niên đại 580 triệu năm và 542 triệu năm.
G. sphaerica là trùng chân giả, một nhóm sinh vật đơn bào cổ xưa. Matz đang lên kết hoạch nghiên cứu thêm về loài vật này.
Phát hiện được công bố trên tạp chí Curren Biology.