Không thể tin nổi một quái vật như vậy lại là ông tổ của chúng ta.
Hàng trăm ngàn năm trước, một bộ phận linh trưởng tách ra khỏi nhánh tiến hóa, trở thành con người chúng ta ngày nay.
Không thể tin nổi một quái vật như vậy lại là ông tổ của chúng ta.
Hàng trăm ngàn năm trước, một bộ phận linh trưởng tách ra khỏi nhánh tiến hóa, trở thành con người chúng ta ngày nay.
Tuy nhiên, nếu gọi đó là tổ tiên xa nhất của chúng ta thì không phải. Mới đây, các chuyên gia đã tìm thấy một sinh vật chính thức là “ông tổ” của không chỉ con người, mà còn của rất nhiều loài vật ngày nay.
Cụ thể, đó là một sinh vật biển được tìm thấy trong một mẫu hóa thạch 540 triệu tuổi, đặt tên là Saccorhytus. Sinh vật này được cho là sẽ tiến hóa thành cá, và cuối cùng là con người.
Đây chính là tổ tiên của loài người
Người tìm ra Saccorhytus là một nhóm chuyên gia quốc tế đến từ Anh, Trung Quốc và Đức. Các chuyên gia cho biết Saccorhytus là một ví dụ tiêu biểu nhất về cái gọi là “sinh vật miệng thứ sinh” (deuterostomes) – tổ tiên chung của rất nhiều sinh vật hiện nay.
Nó chỉ dài chưa đầy 1mm, được cho là sống trong lớp cát dưới đáy biển thời nguyên thủy.
Theo giáo sư Simon Conway Morris từ ĐH Cambridge (Anh) – người đứng đầu nghiên cứu, thì hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy loài vật này có hậu môn. Điều này chứng tỏ rằng chúng ăn và… thải theo một đường duy nhất
“Nhìn bằng mắt thường, thứ chúng ta nghiên cứu trông giống một hạt cát màu đen. Nhưng dưới kính hiển vi, từng chi tiết hiện lên đủ để khiến bất kỳ ai cũng phải ngạc nhiên” – Conway trả lời BBC.
“Chúng tôi tin rằng những sinh vật miệng thứ sinh nguyên thủy là sự khởi đầu của vô số sinh vật, bao gồm cả chúng ta. Tổ tiên chung của tất cả tôi nghĩ chính là đây”.
Tiến sĩ Degan Shu từ ĐH Tây Bắc thuộc Tây An, Thiểm Tây (Trung Quốc), nơi tìm thấy mẫu hóa thạch cho biết: “Saccorhytus đã cho chúng ta thấy một cái nhìn về thời kỳ đầu của sự tiến hóa”.
Cho đến nay, nhóm sinh vật miệng thứ sinh được tìm thấy chủ yếu trong giai đoạn 510 – 520 triệu năm trước. Chúng tiến hóa không chỉ thành các loài vật có xương sống, mà cả những loài như sao biển, nhím biển nữa.
Nghiên cứu chỉ ra rằng cơ thể của Saccorhytus có tính đối xứng – tính chất đã được rất nhiều loài vật sau này kế thừa. Ngoài ra, sinh vật này có một lớp da mỏng, linh hoạt, các cơ bắp bao bọc để di chuyển, và đáng chú ý nhất là một các miệng rất rộng, gần như ôm trọn cơ thể. Theo dự đoán, sinh vật này ăn phù du, thậm chí là các sinh vật nhỏ hơn nó.
Chi tiết nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature.
Theo Trí Thức Trẻ