Sinh vật lạ có 33 cặp chân sống ở 1.100m dưới mặt đất

Loài giun đa dạng nhất dưới đáy đại dương

Nghiên cứu sơ bộ, các chuyên gia phát hiện loài sinh vật này có sở thích dành tất cả cuộc sống của mình trong bóng tối ở môi trường ẩm ướt.

Phát hiện sinh vật lạ có 33 cặp chân

Nhóm nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ mới đây đã phát hiện ra một sinh vật lạ nằm sâu 1.100m dưới bề mặt Trái đất, trong một hang động ẩm ướt sâu trong núi Velebit ở phíaTây Bắc Croatia.

Các chuyên gia đã đặt tên cho sinh vật giống rết này là Geophilus hadesi – tên một vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Không giống với rết Geophilomorpha chỉ thích tìm nơi trú ẩn trong hang động, loài rết G. hadesi lại dành tất cả cuộc sống của mình trong bóng tối ở môi trường ẩm ướt.

Sinh vật lạ có 33 cặp chân sống ở 1.100m dưới mặt đất

Nghiên cứu sâu hơn, các chuyên gia nhận thấy G. hadesi sở hữu một cơ thể dài, dẹt với 33 cặp chân trải dài khắp cơ thể. Có một số cặp chân của G. hadesi còn có móng vuốt “dài bất thường”.

Tuy nhiên, giống như sinh vật khác có móng vuốt nhọn như cua “Người Tuyết” ở vùng biển ngoài khơi Nam Cực, đặc điểm này sẽ giúp rết Hadesi có thể di chuyển một cách chắc chắn ở địa hình gồ ghề.

Đứng đầu nghiên cứu, Pavel Stoev – giáo sư động vật học tại Bảo tàng Quốc gia Lịch sử Tự nhiên ở Sofia, Bulgaria cho biết: “Giống như hầu hết các loài rết khác, G. hadesi ăn động vật sống – những ấu trùng nhỏ như côn trùng, sâu, nhện và một số con mồi nhỏ khác. Mặc dù nhiều người cho rằng, vết cắn của rết là độc nhưng ở “địa ngục” này, sinh vật G. hadesi lạ hoàn toàn vô hại với con người”.

Pavel Stoev chia sẻ thêm: “Chúng tôi vô cùng bất ngờ khi phát hiện loài rết đặc biệt này. Chúng có thể là kết quả của một quá trình tiến hóa lâu dài mà đã xảy ra hàng triệu năm trước. Hiện chúng tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu và hi vọng rằng có thể phát hiện nhiều sinh vật lạ nữa ở khu vực này”.

Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí ZooKeys.

 

Theo Trí Thức Trẻ