Mới đây, các nhà khoa học Đan Mạch phát hiện một loài vi khuẩn sống dưới đáy sâu của Thái Bình Dương không cần ăn uống mà vẫn tồn tại suốt 86 triệu năm.
Sau khi tiến hành phân tích mẫu đất sét mềm màu đỏ dưới đáy hải lưu Pacific Gyre (khu vực biển hầu như không có sinh vật nào tiếp cận được đáy), các nhà nghiên cứu đã tìm thấy vi khuẩn cực hiếm này.
Theo Hans Roy, trưởng nhóm nghiên cứu, kiêm thành viên đội thám hiểm biển, khảo sát lớp trầm tích cổ được thành lập từ năm 2009, cho biết, loài sinh vật biển này sống vùi trong lớp đất sét dưới đáy hải lưu. Nơi đây không có bất kỳ loại chất dinh dưỡng nào có thể tiếp cận để nuôi loài vi khuẩn này.
“Cứ 1.000 năm, loài vi khuẩn trên mới phát triển được khoảng 1mm. Chúng đã xuất hiện dưới mặt đáy cách đây khoảng 86 triệu năm về trước chỉ với một hộp thức ăn. Điều đó chứng tỏ, chúng phải mất hàng nghìn năm để ăn và tiêu hóa hết lượng thức ăn tương đương với cơ thể mình” – Roy nói.
Theo Roy và các đồng nghiệp, vi khuẩn này có quá trình trao đổi chất chậm nhất thế giới với điều kiện sống thiếu oxy và chất dinh dưỡng để giúp chúng tồn tại.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu chưa thể xác định chính xác tuổi đời của loài sinh vật này. Chúng có thể được tái tạo nhưng rất chậm với vạch xuất phát kể từ thời khủng long.
Nếu tái tạo thành công loài sinh vật này, các nhà khoa học có thể mở ra cơ hội phát triển sản phẩm chống lão hóa hiệu quả, giúp nâng cao tuổi thọ con người.
Tham khảo: Daily Mail
Theo Tiền Phong, Daily Mail