Sự đa dạng sinh học kiểm soát sự cân bằng của hệ sinh thái

Tốc độ tuyệt chủng loài sinh vật ngày càng nhanh sẽ tạo ra nhiều khó khăn và phiền toái cho con người. Đó là lời khẳng định của một nghiên cứu toàn diện được thực hiện bởi các giáo sư sinh vật học của trường đại học Santa Barbara ở California. Kết quả của nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Nature.

Các phân tích thống kế mang tính khám phá của cuộc nghiên cứu này chỉ ra rằng việc bảo tồn sự đa dạng sinh học cả về số lượng và chủng loại các loài sinh vật là rất cần thiết trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái và các ‘dịch vụ’ sinh thái. Mối lo lắng về việc mất đi số lượng loài trong từng chủng loại luôn là đề tài thảo luận khoa học trong một thập niên qua.

Con bọ rùa. (Ảnh: Bradley J. Cardinale – Phó giáo sư trường đại học Santa Barbara, California)

Ông Bradley J. Cardinale, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu và là phó giáo sư của trường đại học Santa Barbara ở California giải thích “bằng cách tổng hợp các kết của của hơn hàng trăm nghiên cứu được thực hiện trong 2 thập niên qua, chúng tôi có thể khẳng định rằng sự tuyệt chủng của các loài sinh vật trên trái đất sẽ làm thay đổi cách mà các sinh vật và bệnh tật được kiểm soát, cách mà các chất thải hữu cơ bị phân hủy và tái sinh, cách mà chuỗi thức ăn được tạo ra và cách mà nước được làm tinh khiết trong hệ sinh thái của chúng ta”.

Kết quả của 111 nghiên cứu về sinh học, về hiệu ứng nhà kính và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm mà đã được chính các tác giả phân tích có được nhờ vào việc thực hiện các thí nghiệm trên các loài trên khắp thế giới. Ông Diane S. Srivastava, tác giả thứ hai của đề tài nghiên cứu và là giáo sư của trường đại học British Columbia, nói “Gần đây, giới nghiên cứu đã hiểu rất rõ nguyên nhân của sự tuyệt chủng loài nhưng thật đáng ngạc nhiên là họ hiểu biết rất ít về các hậu của của nó”.

Phó giáo sư Cardinale cho biết từ 1/3 đến ½ loài trên trái đất sẽ bị tuyệt chủng trong vòng 100 năm tới và tốc độ tuyệt chủng các loài ngày nay thì cao hơn hàng ngàn lần so với trước đây. Nguyên nhân của sự tuyệt chủng loài là do tàn phá rừng, phát triển kinh tế, ô nhiễm môi trường và sự xuất hiện của các loài ngoại lai đã thay thế vai trò của các loài bản địa.

Ông Srivastava nói: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy là sự đa dạng sinh học có ý nghĩa rất quan trọng đối với các hệ sinh thái. Có nghĩa là nếu trong quần thể sinh thái có nhiều loài thì chúng sẽ hoạt động hiệu quả hơn trong việc chuyển hóa năng lượng và phân phủy vật chất. Nói một cách khác thì sự đa dạng của các hệ sinh thái sẽ giúp kiểm soát số lượng các loài, phân hủy các vật chất hữu cơ và hấp thụ khí CO2 tốt hơn“.

Một thí dụ điển hình để chứng minh vai trò của đa dạng loài trong việc kiểm soát số lượng các con vật trong nông nghiệp đó là nghiên cứu trên con bọ rùa. Thí nghiệm này cho thấy vai trò quan trọng của con bọ rùa trong bộ ba thiên địch của con rệp vừng. Trong nghiên cứu này, Ông Cardinale đã chứng minh được rằng một nhóm các thiên địch (gồm bọ rùa, bọ xít và ong kí sinh) có thể làm giảm số lượng các con rệp vừng. Do đó, nó sẽ làm tăng năng xuất của cây cỏ linh lăng. Nghiên cứu này của ông được thực hiện tại bang Wisconsin. Kết quả của nghiên cứu cho thấy bộ ba thiên địch này sẽ làm giảm số lượng đáng kể các con rệp vừng so với khả năng tiêu diệt rệp vừng của từng loài. Ông giải thích rằng “dịch vụ” sinh thái được cung cấp bởi sự đa dạng loài sinh vật trị giá hàng triệu đô la cho ngành nông nghiệp ở bang Wisconsin.

Ông Cardinale nói thêm “Bây giờ chúng ta đã có bằng chứng xác thực rằng số lượng loài và số chủng loài sinh vật trên trái đất sẽ kiểm soát các ‘dịch vụ’ sinh thái có lợi cho cuộc sống của con người. Nếu chúng ta hiểu được lợi ích của các dịch vụ này thì chúng ta phải bảo vệ sự đa dạng sinh học”.

Điều quan trọng cần phải làm là nên xóa bỏ đi các khu bảo tồn như khu bảo tồn hệ sinh thái biển, công viên quốc gia và các khu bảo tồn sinh thái. Việc loại bỏ này sẽ bảo tồn được sự đa dạng của sinh học. Bên cạnh đó, cần phải cân nhắc các ‘điểm nóng sinh học’ là nơi mà ở đó sự đa dạng sinh học còn ở mức độ cao. Ông khẳng định “Chúng ta có thể cứu được rất nhiều loài khỏi sự tuyệt chủng bằng cách xóa bỏ đi các ‘điểm nóng sinh học”.

Sự đa dạng trong đề tài nghiên cứu của Cardinale nhằm mục đích hiểu được nguyên nhân và hậu quả của sự thay đổi đa dạng sinh học trong thời hiện đại.

Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Nature và được tài trợ bởi Hiệp hội khoa học Quốc gia.

 

Theo ScienceDaily, Sở KH & CN Đồng Nai