Sử dụng công nghệ nano để tăng tốc độ kiểm nghiệm thuốc

Sử dụng công nghệ nano để tăng tốc độ kiểm nghiệm thuốc

Nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi phó giáo sư Swadeshmukul Santra, làm việc tại Đại học Trung tâm Florida, Hoa Kỳ, đã tạo ra các chấm lượng tử điện tử (Qdots), sẽ “bừng sáng” khi loại thuốc điều trị, (tích hợp thiết bị thăm dò) tiếp xúc với các tế bào ung thư.

Kết quả của nghiên cứu này sẽ được đăng tải trực tuyến trên tạp chí “Biomaterials” trong tháng này.

Các nhà nghiên cứu đã tạo ra thiết bị thăm dò từ các chấm lượng tử điện tử (Qdots) chất bán dẫn, chính vì kích thước nhỏ bé và cấu trúc tinh thể mà các chấm lượng tử điện tử (Qdots) chất bán dẫn có đầy đủ các tính chất quang học và điện tử khi bị kích thích. Chính những thuộc tính đặc trưng này mà các chấm lượng tử điện tử (Qdots) chất bán dẫn sẽ cung cấp những hình ảnh bền vững và tin cậy trong những điều kiện đặc biệt về ánh sáng.

Sử dụng công nghệ nano để tăng tốc độ kiểm nghiệm thuốc
Phó giáo sư Swadeshmukul Santra

Nhóm nghiên cứu có thể sử dụng kính hiển vi để xác định: nơi nào và liều lượng thuốc ra sao, đã được chuyển giao, bởi vì thiết bị thăm dò (với các thành phần quang học và từ tính) sẽ phát ra ánh sáng màu đỏ hồng trong điều kiện ánh sáng đặc biệt hoặc dưới tác dụng của MRI (cộng hưởng từ).

Trong quá trình kiểm nghiệm thuốc, các hình ảnh thu được có thể nằm chồng lên nhau mà không có bất cứ sự mất mát của các tín hiệu quang học hoặc MRI (cộng hưởng từ). Các nhà nghiên cứu có thể dễ dàng đo lường kích thước của khối u và số lượng của các tế bào ung thư “bừng sáng” để so sánh với các chỉ số của khối u (lúc chưa điều trị) ban đầu.

Kết quả của nghiên cứu này đã cung cấp cách thức mới để xác định và đánh giá hiệu quả của loại thuốc đặc trị lên các mục tiêu cụ thể. Kỹ thuật này dễ thực hiện hơn khi so sánh với các quy trình đang được sử dụng hiện nay để loại bỏ các khối u ung thư, cũng như rút ngắn thời gian xác định hiệu quả của thuốc trên cơ thể động vật.

Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Khoa học Quốc gia và Viện Y tế Quốc Gia Hoa kỳ.

 

Theo Hồ Duy Bình (Physorg.com)