Chiêm tinh học là một bộ môn giả khoa học, với nhận định rằng vị trí của các thiên thể có ảnh hưởng đến cuộc sống con người cũng như các sự kiện trên trái đất.
Một thời gian dài trước đây, thiên văn học và chiêm tinh học được xem là một. Con người nghiên cứu chuyển động của các hành tinh và hy vọng thông qua sự chuyển động đó để không chỉ dự đoán “ý chỉ” của thần linh, mà còn dự đoán chiến tranh, thiên tai, sự lên ngôi và thoái vị của các vị vua cũng như nhiều vấn đề liên quan đến thế giới vật chất khác trên trái đất. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian của Johannes Kepler, Galileo Galilei và Isaac Newton, các nhà thiên văn học đã nhận ra chiêm tinh học về cơ bản là không chính xác. Cũng từ thời điểm này, công việc chính của một nhà thiên văn học là dựa vào vật lý để nghiên cứu những hiện tượng đang diễn ra trên bầu trời.
Thiên văn học là dựa vào vật lý để nghiên cứu những hiện tượng đang diễn ra trên bầu trời.
Tuy nhiên vẫn có một số người gắn bó với chiêm tinh học. Các nhà chiêm tinh học sử dụng các chương trình máy tính để tìm vị trí các hành tinh (cách này vô tình sử dụng kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thực sự), và họ không dùng kính thiên văn hoặc tìm hiểu về các ngôi sao, hành tinh và các thiên hà… như các nhà thiên văn học – nếu có chắc cũng để giải trí mà thôi.
Chiêm tinh học đưa ra bằng chứng giai thoại để chứng minh sự chính xác của mình.
Chiêm tinh học sử dụng nhiều công cụ giống khoa học thực sự, như toán học, các biểu đồ phức tạp và từ vựng chuyên ngành, nhưng các nhà chiêm tinh không đi theo phương pháp khoa học. Trong khi các nhà khoa học thực sự tiến hành đo đạc cẩn thận trong các nghiên cứu được kiểm soát chặt chẽ thì các nhà chiêm tinh lại không làm thí nghiệm để chứng minh lý thuyết của mình. Thay vào đó, họ cung cấp bằng chứng giai thoại – là những câu chuyện được kể lại để chứng minh sự chính xác của chiêm tinh học. Bằng chứng giai thoại không được chấp nhận trong khoa học thực sự bởi tất cả những trải nghiệm tiêu cực dễ bị bỏ qua, và con người vốn không giỏi trong việc hồi tưởng và kể lại chính xác những trải nghiệm của mình.
Đừng xem một nhà thiên văn học như một nhà chiêm tinh học nhé!