Cư dân đầu tiên của hành tinh chúng ta là những vi sinh vật cổ đại có nguồn gốc vũ trụ.
Loài người trên Trái đất từ lâu vẫn nghĩ rằng mình cô đơn trong vũ trụ và hiện vẫn đang cố gắng một cách vô vọng tìm kiếm những nền văn minh ngoài hành tinh. Trong khi đó có thể chính họ là những người ngoài hành tinh thứ thiệt.
Các nhà khoa học từ Trường ĐH Princeton (Hoa Kỳ) khẳng định: Sự sống trên Trái đất ra đời nhờ những vi khuẩn vũ trụ. Theo các chuyên gia này, các vi sinh vật ngoài Trái đất đã rơi vào hành tinh của chúng ta sau vài triệu năm phiêu bạt trong không gian vũ trụ.
Các vi khuẩn đến từ vũ trụ có thể là nguồn gốc sự sống trên Trái đất.
Chúng du cư trong không gian mênh mông trên những mảnh vỡ của nhiều hành tinh khác nhau từ các hệ tinh tú trong vũ trụ mở. Sau các vụ phun trào lớn của những núi lửa, các vụ va đập của những thiên thể và sự rơi của thiên thạch xuống các hành tinh. Lúc đó các vi khuẩn ở dạng tiềm sinh. Rồi chúng sống lại mặc dù các bức xạ rất cao, theo báo Daily Mail.
Giả thuyết các nhà khoa học đưa ra là như sau: Khi Thiên hà còn tương đối trẻ và các thiên thạch gần gũi nhau hơn bây giờ nhiều. Chúng có thể trao đổi những bộ phận của mình với nhau. Những mảnh tách ra ấy di chuyển trong không gian đủ chậm và trọng trường của các hành tinh có thể thu hút chúng một cách dễ dàng.
Nước xuất hiện trên bề mặt Trái đất, khi giải Ngân Hà “mới chỉ có” 288 triệu năm tuổi, cho nên hành tinh của chúng ta hoàn toàn có khả năng “đón khách” là các vi khuẩn lạ lang thang.
Trước đây các nhà khoa học của NASA cũng từng tuyên bố rằng, sự sống trên Trái đất có thể xuất hiện do sự “oanh tạc” liên tục và dữ dội của những sao chổi lân. Họ cũng quả quyết những thiên thạch bị phủ băng khi va chạm với Trái đất đã gây ra các sóng va đập, dẫn tới sự xuất hiện các hợp chất albumin, tạo ra mảnh đất màu mỡ để sự sống ra đời và nảy nở sinh sôi.
Theo Vietnamnet, Daily Mail