Từ trên cao nhìn xuống, hòn đảo trông không khác gì một dấu vân tay khổng lồ với những đường vân ngang dọc sinh động như thật.
Hòn đảo nhỏ đang được nhắc đến có tên là Baljenac hay Bavljenac. Baljenac là “thành viên” của quần đảo Sibenik thuộc vùng biển Adriatic, ngoài khơi bờ biển của đất nước Croatia xinh đẹp. Với diện tích chỉ khoảng 1,4km2, thế nhưng Baljenac lại là một trong những điểm đến du lịch được nhắc đến nhiều nhất thời gian gần đây.
Baljenac có hình bầu dục méo, bề mặt của nó được bao phủ với rất nhiều những viền đá khô. Vậy nên khi ngồi từ máy bay nhìn xuống, người ta sẽ phải ngạc nhiên bởi trông hòn đảo nhỏ với vẻ cảnh quan tuyệt đẹp này chẳng khác gì một dấu vân tay khổng lồ với những đường vân ngang dọc vô cùng sinh động.
Từ trên cao nhìn xuống, hòn đảo trông không khác gì một dấu vân tay khổng lồ với những đường vân ngang dọc sinh động như thật.
Về những “đường vân” bằng đá trên hòn đảo, người ta có thể giải thích cặn kẽ bằng những ghi chép lịch sử để lại.
Giống như nhiều quốc gia Tây Âu khác như Ireland, Anh hay Scotland, ở hầu hết những vùng nông thôn và bờ biển của Croatia, để đánh dấu những ranh giới ruộng đất hay khu vực nông nghiệp lân cận nhau, người dân địa phương đã “xây” nên những bờ tường đá thấp để “khẳng định chủ quyền” của mình.
Thực chất đây là những bờ đá do người nông dân Croatia đắp lên.
Gọi là xây nhưng thực chất do không có đủ điều kiện mua xi để làm vữa nên họ đã nghĩ ra cách xếp chồng những viên đá lên nhau thành khối khá vững chắc. Cách làm này đã được áp dụng một thời gian rất lâu trong lịch sử để rồi còn lại ngày nay là những dấu tích như vậy.
Nói đến phương pháp này, nhiều người sẽ cho rằng nông dân Croatia thiển cận, thế nhưng ngược lại, đây lại là một cách làm vô cùng thông minh và tận dụng được đất trồng. Điều này bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên của Croatia.
Hòn đảo nhỏ với vẻ cảnh quan tuyệt đẹp này chẳng khác gì một dấu vân tay khổng lồ với những đường vân ngang dọc vô cùng sinh động.
Hầu hết những vùng bờ biển của nước này được đặc trưng bởi địa hình đá vôi vì vậy nông dân không có đất làm nông nghiệp. “Cái khó ló cái khôn”, để khắc phục khó khăn này, nông dân địa phương đã nghĩ ra cách tách lớp đá ra khỏi đất, và để đỡ tốn công vận chuyển số đá này, họ đã nảy ra sáng kiến đó là dùng chúng để “đắp bờ”. Cái này người ta gọi là một công đôi việc.
Tổng chiều dài của những bờ đá này lên tới 23km.
Tuy chiều dài của Baljenac chỉ hơn nửa cây số, thế nhưng tổng chiều dài của những bờ đá này lên tới 23km.
Hiện tại, chính phủ Croatia đang nỗ lực để thúc đẩy UNESCO đưa Baljenac và những bức tường đá công phu trên hòn đảo vào danh sách những di sản văn hóa thế giới.
Theo Trí Thức Trẻ