Sự thật về “Finding Nemo”: Cá bố Marlin sẽ “chuyển giới” ngay sau khi cá mẹ qua đời

0
102
Sự thật về

Khoa học mới đây đã chỉ ra một sự thật đầy bất ngờ về loài cá hề và nó có thể phá nát bộ phim hoạt hình kinh điển “Đi tìm Nemo” mà trẻ em nào cũng thích.

Bạn đã xem Finding Nemo (Đi tìm Nemo) chưa? Đó là một trong những bộ phim hoạt hình ăn khách được đánh giá cao nhất của Pixar, mà có lẽ rất nhiều người trong chúng ta đã được dịp thưởng thức.

Bộ phim kể về câu chuyện của một ông bố thương con là cá hề Marlin, và cuộc phiêu lưu đi tìm đứa con trai không may bị thất lạc Nemo.


Chăm sóc từ khi còn là một quả trứng tí hon, tình yêu của Marlin với Nemo là một câu chuyện đẹp về tình phụ tử.

Trong đó, chi tiết “đắt” nhất trong phim có lẽ xuất hiện ngay từ lúc đầu, khi vợ của Marlin bị một con cá nhồng tấn công và cướp hết trứng, chỉ còn sót lại một mình Nemo. Mang theo di nguyện của người vợ, Marlin sống cảnh “gà trống nuôi con”, luôn bao bọc Nemo tránh xa khỏi đại dương “trần tục” đầy rẫy hiểm nguy bên ngoài.

Tuy nhiên, câu chuyện hóa ra không được lãng mạn cho lắm dưới con mắt của các nhà khoa học. Vì mới đây, họ đã chỉ ra một sự thật có thể phá nát bộ phim kinh điển này: ông bố Marlin của Nemo sẽ “chuyển giới” sau khi vợ anh qua đời.


Nhưng sự thật là ông bố Marlin của Nemo sẽ “chuyển giới” sau khi vợ anh qua đời.

Kết luận này do các chuyên gia từ ĐH Exeter (Anh) đưa ra. Cụ thể thì ngoài đời thực, khi cá hề cái chết, cá hề đực sẽ ngay lập tức chuyển giới hoàn toàn, thậm chí có thể đẻ trứng nữa.

Điều đó có nghĩa rằng nếu đúng ra, Nemo sẽ có một bà mẹ. Chưa kể, Marlin khi đó sẽ kết đôi với các chàng cá hề trẻ hơn để đảm bảo duy trì nòi giống.


Điều đó có nghĩa rằng nếu đúng ra, Nemo sẽ có một bà mẹ.

Để có được kết luận này, nhóm chuyên gia đã nghiên cứu về hành vi và mức độ thay đổi hormone của loài cá hề trong nhiều năm tại Pháp.

“Cá hề thường không bao giờ di dời khỏi khu vực sinh sống. Cá hề cái luôn có kích thước lớn hơn, nên sẽ đảm nhận việc săn mồi và bảo vệ trứng. Khi cá cái chết đi, cá đực sẽ chuyển giới thành cái để đảm nhận việc đẻ trứng” – trích lời Suzanne Mills, nhà sinh vật học tiến hóa tại Trung tâm nghiên cứu đảo và môi trường (CRIOBE) tại Pháp.


Chào bố… à nhầm mẹ…

“Tức là khi Nemo đoàn tụ với bố thì thực ra, cậu bé gặp lại mẹ thì đúng hơn” – cô hài hước chia sẻ.

Được biết, cá hề là loài vật tuy nhỏ bé nhưng không hiền. Trong một cặp cá, cá hề đực sẽ lo việc bảo quản trứng, trong khi cá cái đảm nhận việc bảo vệ trứng. Chúng thậm chí sẵn sàng tấn công cả cá mập để bảo vệ gia đình nhỏ bé của mình.

Khi cá mẹ chết, quá trình chuyển giới của cá đực sẽ diễn ra trong vài tuần, đòi hỏi thay đổi rất lớn về mặt hormone. Sau đó, con cá đực lớn nhất trong khu vực sống sẽ trở thành “chồng” mới, giúp “vợ” tiếp tục đẻ trứng.


Khi cá mẹ chết, quá trình chuyển giới của cá đực sẽ diễn ra trong vài tuần.

“Trong tự nhiên, cá hề cần bảo vệ tổ theo cặp. Chúng cần nương tựa vào nhau để tồn tại và sinh sản, đó là lý do để chuyển giới” – Ricardo Beldade – một nhà nghiên cứu khác tại CRIOBE cho biết.

Tuy nhiên dù biết được sự thật, hy vọng rằng bạn sẽ không vì thế mà ghét bỏ bộ phim này. Dù sao, Finding Nemo vẫn là một bộ phim thực sự rất hay.

 

Theo Trí Thức Trẻ