Tỏi đen là gì?
Tỏi đen (black garlic) là sản phẩm lên men từ tỏi tươi hay còn gọi là tỏi trắng. Tỏi tươi sau khi làm sạch được lên men dài ngày từ 35 – 60 ngày trong điều kiện khá khắc nghiệt, nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát chặt chẽ, sự lên men tỏi làm các chất trong tỏi tươi được biến đổi thành các hoạt chất có lợi hơn nhiều cho sức khỏe gồm: 18 loại acid amin, S-allyl-L-cysteine, diallyl disulfide và diallyl trisulfide.
Ở các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc, tỏi đen được người dân ở đây sử dụng hàng ngày như một loại thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe, chống oxy hóa cao và giảm quá trình lão hóa của cơ thể.
Công dụng vượt trội của tỏi đen
– Tác dụng bảo vệ cơ thể phòng chống ung thư và giảm cholesterol
Các hợp chất sulfua-carboline và dẫn chất của tetrahydro được hình thành từ quá trình lên men có hoạt tính mạnh dọn gốc tự do, ức chế quá trình peroxy hóa lipid cao hơn tỏi thường. Tỏi đen có hiệu lực kháng lại các tế bào ung thư. Cơ chế tác dụng của tỏi đen không phải bằng cách trực tiếp gây độc tế bào mà thông qua con đường kích thích đáp ứng miễn dịch, loại trừ khả năng di căn của tế bào ung thư. Tỏi đen giàu S-allyl-L-cysteine (SAC) làm giảm sự phát sinh của khối u ruột kết và các tụ điểm ẩn khác thường. Tỏi đen hiệu lực hóa liệu dự phòng đối với các tác nhân gây ung thư bằng cách ức chế sự nhân lên của tế bào khối u.
Bên cạnh đó, tỏi đen còn có tác dụng làm hạ cholesterol bằng cách gia tăng sự đào thải cholesterol và giảm hấp thu cholesterol xấu qua màng ruột, qua đó làm giảm độ lipid trong máu. Hoạt chất của tỏi đen có tính chất gần giống như nội tiết tố prostaglandin PGI2 vừa nở mạch vừa ngăn chặn quá trình kết tập tiểu cầu nên có tác dụng hạ huyết áp. Chất Ajoene trong tỏi đen cũng làm giảm nồng độ Fibrinogen trong máu giúp giảm nguy cơ nghẽn mạch. Trong các bệnh xơ vữa động mạch, các gốc tự do làm gia tăng sự ôxy hóa của tế bào LDL ở thành mạch máu tạo thành mảng bám gây cứng động mạch và làm hẹp lòng mạch. Điều này là do trong Tỏi và tỏi đen là một loại gia vị có những chất chống ôxy hóa mạnh.
– Tác dụng bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng, vi khuẩn
Trong tỏi tươi có chứa sẵn các tác nhân chống vi khuẩn, kháng sinh và chống các loại nấm vì trong nó đã có thành phần Acilin. Ở tỏi đen, S – allylcysteine giúp hấp thụ hợp chất Allicin, làm cho sự hấp thu, chuyển hóa allicin diễn ra một cách dễ dàng hơn, từ đó đẩy mạnh khả năng tự chống lại vi khuẩn, virut xâm nhập, nhiễm trùng trong cơ thể.
– Tác dụng bảo vệ cơ thể chống một số bệnh tật
Tỏi đen có tác dụng chống oxy hóa cao gấp nhiều lần tỏi tươi. Các chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi bệnh tật, giúp làm giảm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thanh xuân. Khả năng chống oxy hóa của tỏi đen rất cao giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn hại do các gốc tự do mang lại, hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính như bệnh tim, bệnh Alzheimer, cùng với các vấn đề về hệ tuần hoàn, bệnh viêm khớp dạng thấp…
Đối tượng sử dụng tỏi đen
+ Người bị béo phì, mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ
+ Người bị huyết áp cao có nguy cơ tai biến mạch máu não
+ Người bị tim mạch, tiểu đường
+ Người có sinh lý yếu, cơ thể suy nhược
Phân biệt tỏi đen Việt Nam và tỏi đen Trung Quốc
– Tỏi Việt Nam:
Mẫu mã kém: vỏ tía, nhánh không đều, củ nhỏ hơn
Thời gian lên men dài: do hàm lượng tinh dầu rất cao
Giá cao hơn tỏi Trung Quốc 2-3 lần
Nguyên liệu theo mùa, một lượng lớn tỏi tươi xuất khẩu & làm quà sang nước ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…).’
– Tỏi Trung Quốc:
Mẫu mã đẹp: nhánh đều, vỏ trắng do đã qua xử lý công nghiệp
Thời gian lên men ngắn: do tinh dầu rất thấp, gần như không có.
Giá rẻ.
Nguyên liệu nhiều, quanh năm
Bên cạnh tỏi đen Trung Quốc, trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại tỏi đen được làm bằng các phương pháp khác nhau mà không theo quy trình lên men tự nhiên dài ngày theo công nghệ Nhật Bản.
– Cách 1: Cho tỏi tươi vào tủ ủ ở nhiệt độ khoảng 70 độ C và độ ẩm khoảng 60% trong khoảng 15 ngày, thì được loại tỏi đen về hình thức rất đẹp nhưng ăn rất cứng và rất đắng, sau đó tỏi này được ngâm vào dung dịch đường hóa học khoảng 1 ngày làm cho mềm tỏi và ngấm đường hóa học vào, sau đó đem sấy khô vỏ. Loại tỏi này ăn có vị ngọt sắc và gần như không mùi và không có tác dụng thậm chí còn độc hại.
– Cách 2: Cho tỏi tươi vào dung dịch men bia hoặc ngâm vào loại bia cỏ (bia làm thủ công) khoảng 1 ngày, sau đó vớt ra đem vào tủ ủ, cách làm này chỉ khoảng 30 ngày được một mẻ. Loại tỏi đen này có vị ngọt chua, thể chất nát rất nhanh hỏng, loại tỏi này không có tác dụng vì đây là phương pháp lên men bằng men vi sinh chứ không phải lên men bằng enzyme tự nhiên có trong củ tỏi tươi.
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.