Tại sao bạn sợ hãi môn toán đến vậy?

Tại sao bạn sợ hãi môn toán đến vậy?

Có nhiều người khi đi học, cứ đến giờ môn toán hoặc trả bài/thi môn toán là sợ hãi cho dù chưa biết là bài học/kiểm tra có dễ hay khó, thú vị đến mức nào.

Vậy, nguyên nhân của triệu chứng rối loạn tâm lý này là gì?

Những người bị mắc chứng rối loạn “sợ hãi toán” không chỉ ghét phải làm toán mà còn thường xuyên có cảm giác tiêu cực nếu phải tham gia vào các hoạt động cần tới các con số hoặc đòi hỏi các kĩ năng toán học. Vậy, nguyên nhân của triệu chứng rối loạn tâm lý này là gì?

Các nhà khoa học từ Đại học Ohio State, Mỹ cho rằng các yếu tố gene di truyền có thể là một trong các nguyên nhân gây ra chứng “sợ toán” ở một số người. Cụ thể hơn, gene di truyền sẽ gây ảnh hưởng tới cả chứng rối loạn lo âu nói chung và cả các chức năng nhận thức đòi hỏi trong toán học.

Tại sao bạn sợ hãi môn toán đến vậy?

“Bạn có thể nói từ “toán” và những người này sẽ thực sự cảm thấy sợ hãi”, Stephen Petrill, một giáo sư môn tâm lý học tại trường Đại học Ohio khẳng định. “Quá trình học toán không giống như quá trình học đọc vốn thường không gây ra chứng rối loạn sợ hãi nói chung, trừ khi họ gặp một khó khăn đặc biệt nào đó”.

Đại học Ohio cũng nhấn mạnh rằng chúng ta không thể chỉ đổ lỗi cho gene về chứng rối loạn sợ toán: chỉ có 40% sự khác biệt cá nhân trong chứng rối loạn sợ toán có liên quan tới gene. Yếu tố môi trường và chất lượng giảng dạy cũng là các yếu tố có vai trò rất quan trọng.

Nhưng, nghiên cứu của Đại học Ohio cho thấy: “Nếu gene của bạn có yếu tố rủi ro dẫn tới chứng rối loạn sợ toán và sau đó bạn có những trải nghiệm khó chịu trong lớp học toán, việc học toán sẽ trở nên rất khó khăn. Đây là một yếu tố chúng ta cần xét tới khi tìm các biện pháp can thiệp đối với các em nhỏ cần giúp đỡ về môn toán học”.

Nghiên cứu nói trên đã được thực hiện dựa trên dữ liệu thu về từ 216 trẻ sinh đôi cùng trứng và 298 trẻ sinh đôi khác trứng, cùng giới tại Ohio. Các em được thực hiện các bài đánh giá đầy đủ về chứng sợ hãi toán và chứng rối loạn lo âu nói chung, cũng như khả năng đọc hiểu và kĩ năng giải toán. Các nghiên cứu này được bắt đầu khi các em còn ở nhà trẻ hoặc đang học lớp 1, sau đó các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục theo dõi các em tại nhà thông qua các chuyến thăm. Nghiên cứu của Đại học Ohio sử dụng dữ liệu từ lứa tuổi 9 – 15 nhiều nhất.

Các nghiên cứu trước đó về chứng rối loạn sợ toán cho thấy những người mắc phải hội chứng này cũng có mức hoạt động ở khu vực não liên quan tới nỗi sợ hãi nhiều hơn. Do khu vực não liên quan tới nỗi sợ hãi hoạt động nhiều hơn, khu vực não sử dụng để giải toán cũng sẽ hoạt động ít hơn, dựa theo nghiên cứu của tạp chí Khoa học Tâm lý học.

 

Theo Vnereview