Một số loài sâu bướm và bướm thường mang các đốm hình tròn rất đối xứng trên đôi cánh của chúng. Từ lâu người ta đã cho rằng chúng dùng để làm kẻ thù khiếp sợ bằng cách bắt chước đôi mắt khắc tinh của kẻ thù.
Nhưng Martin Stevens cùng hai cộng sự thuộc đại học Cambridge tại Anh Quốc lại không cho như thế. Theo ông, đốm mắt có công dụng như thế bởi chúng rất nổi bật. Động vật săn mồi thường cảnh giác với những con mồi có họa tiết nổi bật, bởi những họa tiết nổi bật này thường là tín hiệu cánh báo của độc tố trên cơ thể con mồi.
Để xác minh quan điểm của mình, nhóm nghiên cứu của Martin đã tạo ra con mồi nhân tạo làm bằng các mẩu giấy màu xám có đánh dấu các đốm đen trên nền trắng với nhiều hình dạng, kích cỡ và số lượng khác nhau. Họ gắn đôi cánh làm bằng giấy lên những con sâu quy đã chết, họ gắn chúng lên cây rồi chờ đợi.
Con bướm đực loài Hypolimnas bolina, còn gọi là bướm Eggfly hay bướm Blue Moon (Trăng Xanh). (Ảnh: Sylvain Charlat/ Science) |
Hai ngày sau, họ phát hiện thấy những con sâu giả làm sâu bướm với các đốm giả làm mắt ở hai bên cánh đều bị những con chim ăn ngấu nghiến với số lượng tương đương với số lượng những con mang hình dạng bắt mắt như hình chữ nhật, một đốm lớn, hay bộ ba các đốm nhỏ. Chính là sự bắt mắt đã thực hiện trò bịp bợm.
Vậy thì tại sao các họa tiết trên cánh lại giống đôi mắt đến thế? Câu trả lời có lẽ nằm trong quá trình hình thành đôi cánh. Trong suốt quá trình hình thành sâu bướm, các phân tử khiến tế bào cánh sản xuất sắc tố có thể dễ dàng tỏa ra từ một điểm trung tâm, chính vì thế mà hình thành các họa tiết hình tròn.
Bướm đốm Glanville. (Ảnh: Howard Fescemyer/ Đại học bang Pennsylvania) |
Họa tiết giống như con mắt trong vương quốc của các loài vật thường được gọi là đốm mắt. Nhưng thay vào đó Stevens lại đề nghị nên gọi là “đốm cánh”, “đốm đuôi” hay “đốm vây” để chỉ những họa tiết này.
Phát hiện của họ được công bố trên tờ Behavioral Ecology.
Theo Trà Mi (LiveScience)