Nhật Bản là đất nước kỳ lạ với nhiều điều bí ẩn, trong đó những con đường không tên cũng khiến người ngoại quốc lúng túng khi tìm địa chỉ.
Vai trò của việc đặt tên đường
Đa số các tên đường phố ở Việt Nam đều được đặt theo tên riêng, còn ở Mỹ và nhiều nước phương Tây người ta dùng số, nhưng không đặt tên mà vẫn có thể tìm đường thì Nhật Bản là một ngoại lệ.
Một khu phố Nhật Bản. (Ảnh Internet).
Đầu tiên, việc đặt tên đường sẽ giúp chúng ta có một địa chỉ chính xác nhằm giúp tìm vị trí thuận lợi hơn. Đặt tên đường đã trở thành một nét văn hóa của mỗi quốc gia.
Do đó, quốc tế sẽ định nghĩa được ngay bộ giá trị mà Việt Nam đang theo đuổi. Chúng chứa đựng thông điệp văn hóa gì, hay là để đáp ứng yêu cầu hành chính, địa giới một cách tiện dụng ngay cả với người ngoại quốc.
Đường phố Nhật Bản
Việc quy hoạch hợp lý giúp việc tìm đường trở nên dễ dàng. (Ảnh minh họa).
Nếu lần đầu tới Nhật, những người ngoại quốc hay Việt Nam sẽ cảm thấy khó chịu vì đã quen với những đường phố có tên. Và khi hỏi tên đường chắc chắn người Nhật sẽ vô cùng ngạc nhiên!
Bởi vì ở Nhật, họ đặt tên theo từng block nhà (thay vì đường). Đây không phải là điều mới mẻ ở Nhật mà có từ xa xưa, trở thành một nét thú vị độc đáo của xứ sở Phù Tang.
Vậy ở Nhật không có tên đường nào sao?
Ở Nhật Bản, những con đường lớn vẫn có tên. (Ảnh minh họa).
Thật ra là có đấy! nhưng rất ít và chỉ những đường lớn (dọc gọi là Hongo, ngang gọi là Kasuga) mới có tên, còn đường nhỏ thì không. Mỗi block nhà được bao bọc bởi các con đường nhỏ, do đó địa chỉ sẽ trở nên vô cùng đơn giản.
Những khu block. (Ảnh minh họa).
Dựa vào các đường đi cắt qua, người ta chia ra một địa khu (tương đương quận ở Việt Nam) thành các khu nhỏ hơn.
Ví dụ, Hongo được chia làm 5, 6 phần nhỏ hơn. Còn khu Nezu thì nhỏ hơn nên chỉ chia đôi thôi, thành Nezu 1, Nezu 2.
Những con đường chính được đặt tên. (Ảnh minh họa).
Mỗi block được chia ra theo từng khu và đánh số. (Ảnh minh họa).
Trong Hongo 2 lại chia tiếp thành 1, 2, 3… Rồi trong Hongo 2-1, Hongo 2-2… lại chia tiếp, là tới số nhà. Khi muốn tìm một số nhà cụ thể, bạn sẽ phải tự tìm trong block đó.
Nghe có vẻ khó khăn khi không chỉ chi tiết cụ thể tới địa chỉ nhà nhưng thực tế khi biết block nhà thì lại khá dễ dàng.
Mỗi block lại được chia nhỏ hơn. (Ảnh minh họa).
Bạn chỉ cần chú ý rằng, Nhật Bản không đánh số nhà theo thứ tự (tức 1 sẽ gần 2, 2 sẽ gần 3…) mà đánh số theo thời gian xây.
Biết được điều này sẽ tránh bạn gặp lúng túng khi thấy nhà số 1 trước mặt mà không thấy nhà số 2 cần tìm đâu cả!
Hơn nữa, địa chỉ sẽ đơn giản hơn nên tránh được sự rắc rối, phức tạp cũng như phải đau đầu nghĩ ra những cái tên cho con đường.
Như vậy, thay vì đặt tên cả những đường nhỏ, ngõ hẻm vô cùng rắc rối, ở Nhật lại gọi tên cho cả khu phố.
Nếu hiểu được cách đặt tên địa chỉ ở Nhật, bạn sẽ dễ dàng tìm địa chỉ mà không phải đau đầu. (Ảnh minh họa).
Không có đường nhánh hay mê cung ngang dọc, đây cũng là do cách quy hoạch ở Nhật, chính vì thế bạn yên tâm vì không sợ lạc nếu biết chính xác nhà muốn tìm ở block nào.
Với quy tắc đặt tên như ở Nhật Bản, người trẻ thì dùng bản đồ trên máy là được. Người già thì họ xem bản đồ ở ngoài. Hoặc lúc nào không có máy thì mọi người xem bản đồ ở ngoài là tìm ra.
Một điểm đáng chú ý là người Nhật cũng không dùng tên các danh nhân để đặt tên đường (không rõ lý do).
Ở Hàn Quốc và Triều Tiên cũng có cách đặt tên như vậy nhưng ở Hàn Quốc sử dụng song song hai hệ thống, một hệ thống cũ và một hệ thống mới đánh số theo kiểu phương Tây.