Tại sao nhiệt độ cơ thể ta là 37 độ C, nhưng ta vẫn thấy nóng khi nhiệt độ ngoài trời cũng là 37 độ C?

Tại sao nhiệt độ cơ thể ta là 37 độ C, nhưng ta vẫn thấy nóng khi nhiệt độ ngoài trời cũng là 37 độ C?

Liệu có phải do 37+37=74 (độ C) nên là nóng?

Chúng ta vẫn biết rằng nhiệt độ cơ thể người là 37 độ C. Vậy tại sao mà ta vẫn cảm thấy nóng khi nhiệt độ môi trường là 37 độ C, thậm chí khi nó còn ít hơn mà ta vẫn thấy nóng?

Tại sao nhiệt độ cơ thể ta là 37 độ C, nhưng ta vẫn thấy nóng khi nhiệt độ ngoài trời cũng là 37 độ C?
Ngoài trời nóng lắm không? Trật tự đi.

Cơ thể con người luôn sản xuất ra nhiệt năng, được cấp nhiên liệu từ chính những đồ ăn ta hấp thụ. Với định nghĩa đó thì về cơ bản, nhiệt là phụ phẩm của mọi hoạt động được các tế bào, các mô trong cơ thể ta thực hiện. Cơ thể cũng phải liên tục xả nhiệt ra ngoài môi trường để giữ nguyên được cái mức 37 độ C. Và không phải tự nhiên có số 37 đó, ấy là mốc tối ưu nhất cho phép cơ thể ta hoạt động được bình thường và an toàn.

Khi mà nhiệt độ bên ngoài đạt mốc 37 độ C hoặc ít hơn chút, nó sẽ khiến cho cơ chế tản nhiệt của cơ thể ta gặp trục trặc. Bởi lẽ khi nhiệt độ ở khoảng này, cơ thể sẽ mất nhiệt chậm hơn bình thường nhiều. Trong khi đó, cơ thể vẫn tiếp tục sản sinh nhiệt do quá trình hoạt động nên hiển nhiên, ta sẽ thấy nóng hơn bình thường. Mặc dù nghe thì có vẻ sai …

Tại sao nhiệt độ cơ thể ta là 37 độ C, nhưng ta vẫn thấy nóng khi nhiệt độ ngoài trời cũng là 37 độ C?

Thêm chút kiến thức: ta cũng đã tìm ra lý do tại sao cơ thể lại chọn mốc 37 độ C rồi. Ngoài việc 3+7=10 cho tròn vì Tạo Hóa thích thế, nhiệt độ 37 độ C còn đủ ấm để ngăn cơ thể ta không bị nhiễm bệnh bởi nấm, nhưng cũng lại không quá nóng để chúng ta phải ăn liên tục để duy trì tốc độ trao đổi chất của mình (càng thoát nhiều nhiệt càng mất nhiều năng lượng -> càng phải ăn để bắt kịp tốc độ trao đổi chất -> càng ăn thừa thì càng dễ béo).

Biết được lý do rồi, bỏ ngay cái suy nghĩ đầy chất Toán học rằng 37 độ C cộng với 37 độ C ra 74 độ nên sẽ rất nóng đi nhé!

 

Theo genK.vn