Tại sao trẻ bụ bẫm lại bị còi xương? Có thể bạn sẽ thấy lạ lẫm nhưng thực tế đã có những trường hợp này.
Đối với những trẻ bị còi xương thì chế độ chăm sóc dinh dưỡng giành cho những đối tượng này không phải là điều dễ dàng. Thực tế là có những đứa trẻ bụ bẫm, thế nhưng không phải bị béo phì mà lại bị còi xương. Nguyên nhân là vì sao?
Bài viết dưới đây của chamecuacon.com sẽ giúp các bậc cha mẹ có câu trả lời:
– Đó là khi còn nhỏ, các bậc cha mẹ kiêng cữ cho bé quá nhiều và điều này đã khiến cho bé ít hoặc không cho bé tắm nắng, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ vitamin D của trẻ và các chất khác.
– Hoặc cũng có thể do chế độ chăm sóc dinh dưỡng của cha mẹ giành cho trẻ em bị còi xương sai cách, có thể mẹ cho bé ăn bột từ quá sớm, thêm vào đó lại ăn với số lượng nhiều và điều này đã gây cản trở đến việc hấp thu canxi của trẻ, dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ.
– Thường thì những trẻ hay còi xương thường xảy ra đối với những bé đẻ non, bé sinh đôi, bé không bú mẹ và những bé sinh vào mùa đông.
– Chế độ chăm sóc trẻ em với chế độ ăn uống thiếu canxi, phốt pho, vitamin và khoáng chất, với các bé thường bị tiêu chảy hay mắc các bệnh về tiêu hóa làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D3.
– Nguyên nhân có thể là do di truyền.
Trên đây là những nguyên nhân tại sao mà những trẻ bụ bẫm lại bị còi xương. Cha mẹ nên lưu ý những điều này để có những cách phòng tránh và bảo vệ trẻ khỏi những bệnh còi xương.
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.