Các nhà khoa học Ý vừa tái tạo khuôn mặt của nhà thơ nổi tiếng thế giới Dante sau 700 năm ông qua đời và nhận thấy nhiều thú vị bất ngờ, đặc biệt là hình dáng chiếc mũi khoằm nổi tiếng của nhà thơ.
Họ đã sử dụng những phương pháp đo chính xác, công nghệ máy tính và kỹ thuật pháp y để tái tạo từng cơ trên khuôn mặt Dante bằng thạch cao, chất dẻo và nhiều nguyên liệu khác. Họ cũng tạo lại các vết nhăn, lông mày và cả chiếc mạng che đầu màu đỏ tía của thời kỳ Phục hưng.
Khuôn mặt của nhà thơ được tái tạo dựa trên những số liệu về xương sọ của Dante do Giáo sư Fabio Frassetto thực hiện năm 1921. Ông Frassetto đã dùng các phương pháp đo chính xác và bí mật nặn lại xương sọ của Dante bằng thạch cao, khi chiếc xương sọ này được chuyển khỏi hầm mộ ở Ravenna, Ý. Chính quyền địa phương lúc bấy giờ cấm nặn tượng Dante vì coi đây là sự xúc phạm.
Ngày 11-1, nhà nhân loại học, Giáo sư Giorgio Gruppioni thuộc Trường Đại học Tổng hợp Bologna, Ý cho biết dự án tái tạo khuôn mặt Dante phát hiện ra rằng ông có khuôn mặt khác hẳn với chiếc mũi khoằm nhọn và thẳng mà mọi người đều quen thuộc. Nhưng với khuôn mặt mới, Dante có mũi ngắn và khoằm hơn. Khuôn mặt của ông mới được tái tạo có thể gây tranh luận, nhưng đây là tác phẩm chính xác nhất về khuôn mặt của Dante. Ông trông giống như một người bình thường trên đường phố và gần gũi với chúng ta hơn.
(Ảnh: Reuters, TTO)
Dante người Ý, tác giả vơ hài kịch Thiên thần – một trong những tác phẩm văn học vĩ đại nhất ở giai đoạn đầu của thời kỳ Phục hưng. Nhiều nghệ sĩ đã vẽ, tạc tượng khuôn mặt Dante, nhưng theo các nhà sử học, phần lớn các tác phẩm này đều được thể hiện sau khi Dante mất vào năm 1321 và lồng vào nhiều cảm xúc của riêng họ.
Theo TTXVN, Tuổi trẻ