Tâm ngoài là một điểm trên bề mặt Trái Đất mà nếu gióng thẳng xuống dưới thì sẽ gặp được trung tâm giải phóng năng lượng gây động đất.
Dưới mặt đất thường xảy ra rất nhiều hiện tượng địa chất. Một số hiện tượng diễn ra từ từ nhưng cũng có những hiện tượng diễn ra đột ngột và giải phóng năng lượng rất mạnh. Những đợt chấn động làm rung chuyển bề mặt Trái Đất đều khá dữ dội.
Vùng dưới lòng đất, nơi phát ra những chấn động như vậy gọi là tâm động đất. Tâm ngoài là một điểm trên mặt đất, và nằm trên đường thẳng đứng đi qua tâm động đất. Độ sâu của động đất chính là khoảng cách từ tâm đến tâm ngoài. Các chuyên gia phân chia động đất thành các loại như sau: Động đất nông (khoảng cách giữa tâm và tâm ngoài là 0 – 70km); động đất sâu trung bình (70 – 300km); động đất sâu (300 – 700km).
Động đất sâu là những trận động đất lan ra xa nhất. Trận dộng đất xảy ra năm 1897 ở Bắc Ấn rất được coi là một trong những trận động đất sâu nhất đã từng đo được. Những đợt rung chuyển của nó đã ảnh hướng đến tận Rome, Strasbourg và Edimbourg.
Động đất nông có thể gây rung động dữ dội quanh vùng tâm ngoài nhưng không ảnh hưởng mấy đến các vùng xung quanh. Trận động đất Agadir năm 1960 hầu như không để lại hậu quả gì cho những vùng xung quanh.
Theo H.T Sưu tầm