Tạo bọt từ gỗ

Các nhà khoa học tại Đại học Freiburg, Đức đang thực hiện dự án có tên gọi Biofoambark nhằm tận dụng phế phẩm trong ngành công nghiệp gỗ, biến chúng thành dạng bọt dùng trong xây dựng.

Nguyên liệu thô cho biofoam là chất tannin trong vỏ cây, xử lý đúng cách sẽ tạo ra loại bọt cứng, ép chúng lại sẽ thành các tấm cách nhiệt cho các tòa nhà, đặc biệt là loại bọt này không bị cháy. Bên cạnh đó dự án Biofoam còn được nhóm nghiên cứu hướng đến chế biến gỗ thải thành nhiên liệu sinh học.

Dự án Biofoam đã tạo được sự chú ý của các chuyên gia tại Hiệp hội Fraunhofer, nơi trao tặng giải thưởng cho hạng mục công trình xanh. Các nghiên cứu Biofoambark được hỗ trợ bởi chính phủ Đức thông qua Cơ quan Tài nguyên tái sinh. Trường đại học Freiburg còn được Viện Frauhofer tài trợ để nghiên cứu phát triển hiệu quả hơn đối với nguồn năng lượng mặt trời.

Trường đại học Freiburg không phải là nơi đầu tiên nỗ lực chế tạo bọt từ gỗ mà theo Gizmag, các nhà khoa học ở Đại học Hebrew, Jerusalem cũng đang tiến hành chế tạo bọt từ phế phẩm của các nhà máy giấy.

 

Theo Thanh Niên, Gizmag