Tảo xâm chiếm lòng hồ sâu nhất thế giới

Tảo xâm chiếm lòng hồ sâu nhất thế giới

Các nhà khoa học Nga và một số nước khác quan sát thấy tảo phát triển rất nhanh trong lòng hồ Baikal từ năm 2011.

Tảo xâm chiếm lòng hồ Baikal

Theo National Geographic, hồ Baikal ở miền nam Siberia, Nga, nổi tiếng là hồ sâu và nguyên sơ nhất thế giới. Nhưng trong những năm trở lại đây, nó đang bị đe dọa bởi tảo xâm chiếm, khiến các nhà khoa học đau đầu tìm nguyên nhân khiến tảo sinh trưởng mạnh mẽ dưới đáy hồ.

Tảo xâm chiếm lòng hồ sâu nhất thế giới
Tảo mọc dày đặc dưới đáy bồ Baikal.(Ảnh: NG).

Tảo xâm chiếm lòng hồ sâu nhất thế giới
Hồ Baikal chứa tới 20% trữ lượng nước ngọt không bị đóng băng toàn thế giới. (Ảnh: NG).

Một nghiên cứu gần đây cho thấy các loài tảo này thuộc chi Spirogyra và Stigeoclonium. Tác động của loài tảo này đối với hệ sinh thái chưa được xác định. Tuy nhiên, các nhà khoa học đo được sự sụt giảm oxy trong hồ, có thể gây ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh. Các nhà khoa học nghi ngờ tảo phát triển mạnh là do phân bón hoặc nước thải của con người đổ vào lòng hồ.

“Tác nhân gây ô nhiễm cần được khắc phục càng sớm càng tốt, trước khi nó gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn. Thật may mắn là chúng ta biết cách giải quyết những vấn đề về nước thải”, Stephanie Hampton, nhà sinh thái học thuộc trường Đại học Bang Washington, Mỹ, cho biết.

Các nhà khoa học cũng lo ngại rằng hồ Baikal ấm lên do biến đổi khí hậu. Nghiên cứu của bà Hampton cho rằng điều này tác động tới sinh vật phù du, ảnh hưởng tới sự trong sạch của hồ.

 

Theo VnExpress