Tàu thăm dò vũ trụ cho thấy bên trong sao Hoả lạnh hơn.

Tàu thăm dò vũ trụ cho thấy bên trong sao Hoả lạnh hơn.

Những quan sát gần đây từ tàu vũ trụ thăm dò sao Hoả của NASA cho thấy rằng vỏ bên ngoài cùng và lớp vỏ bên trên lõi của sao Hoả cứng và lạnh hơn suy nghĩ trước đây.

Những phát hiện đưa ra giả thuyết về việc nước có thể tồn tại dưới bề mặt hành tinh này và có thể những sinh vật sống dưới nước sẽ được tìm thấy sâu hơn dưới bề mặt sao Hoả. 

Roger Phillips tại viện nghiên cứu đông nam Boulder, Colombia cho biết “Chúng tôi đã thấy rằng lớp bề mặt cứng như đá của sao hoả không bị cong nếu bị tảng băng cực bắc đè lên. Điều này ám chỉ bên trong hành tinh cứng hơn và vì vậy lạnh hơn chúng ta nghĩ trước đây”. Phillips là tác giả dẫn đầu của một báo cáo mới xuất hiện trong ấn bản trên mạng của Science.

Sự phát hiện này là nhờ việc sử dụng một công cụ rada Shallow Radar trên tàu vũ trụ mà đã và đang cung cấp những bức hình chi tiết nhất, mới nhất về lớp bên trong của băng, cát và bụi cấu tạo nên phần cực bắc phía trên sao hoả. Những hình từ rađa để lộ ra những lớp liên tiếp và dài đến sáu trăm dặm (1,000 km) hoặc khoảng 1/5 chiều dài của nước Mỹ.

Jeffry Plaut của phòng thí nghiệm về lực đẩy phản lực của NASA cho biết “Trong những hình ảnh thoáng qua đầu tiên của chúng tôi về bên trong lớp băng cực bắc ghi được bằng cách dùng rađa trên tàu vũ trụ thăm dò sao hoả, chúng tôi có thể thấy rõ khối lượng lớn các chất lạnh cho thấy lịch sử của khí hậu trên sao hoả. Rađa mở ra con đường mới cho việc nghiên cứu quá khứ của sao hoả.” Plaut là một thành viên trong nhóm khoa học và đồng tác giả của bài báo.

Tàu thăm dò vũ trụ cho thấy bên trong sao Hoả lạnh hơn.

Những quan sát gần đây từ tàu vũ trụ thăm dò sao Hoả của NASA cho thấy rằng vỏ bên ngoài cùng và lớp vỏ bên trên lõi của sao Hoả thì cứng và lạnh hơn suy nghĩ trước đây. (Ảnh: NASA/JPL)

Những hình ảnh từ rađa cho thấy đường viền ranh giới dẹp và nhẵn giữa chỏm băng và vỏ ngoài cùng sao Hoả cứng như đá. Trên trái đất, một tảng băng có cùng trọng lượng có thể làm cho bề mặt trái đất lún xuống. Việc bề mặt sao Hoả không bị cong như thế có nghĩa là vỏ bên ngoài chắc chắn hay là vì thạch quyển – chính là kết hợp của lớp vỏ trên và lớp phủ trên rất có khả năng dày và lạnh.

Theo Suzanne Smrekar, phó chủ nhiệm dự án cho Tàu vũ trụ thăm dò sao Hoả tại JPL cho biết “Thạch quyển là một phần cứng. Trên trái đất, thạch quyển là phần nứt ra khi xảy ra động đất. Khả năng giúp rađa có thể nhìn xuyên qua mũ băng và xác định ra việc lớp vỏ ngoài này không bị cong cho chúng ta một khái niệm hay về việc nhiệt độ ban ngày hiện tại bên trong sao Hoả lần đầu tiên”.

Nhiệt độ ở phần bên ngoài của hành tinh cứng như đá giống như sao Hoả gia tăng song song với độ sâu của phần lõi trong của hành tinh. Thạch quyển càng dày thì nhiệt độ bên trong càng tăng cao. Việc phát hiện ra lớp thạch quyển ở sao Hoả dày hơn có thể ám chỉ rằng bất cứ lượng nước nào có trong phần ngậm nước bên dưới bề mặt hành tinh có thể sẽ phải ở sâu hơn như trước kia đã từng tính toán, ở nơi đó ấm hơn nhiều. Các nhà khoa học suy luận rằng bất cứ sự sống trên sao Hoả liên quan đến phần ngậm nước sâu đó thì sẽ phải nằm dưới sâu bên trong lõi của hành tinh.

Những bức hình từ rađa cho thấy bốn khu vực gồm những lớp băng tách biệt và vỏ ngoài được tách biệt bởi những lớp dày của những băng đá nguyên chất. Các nhà khoa học nghĩ rằng mô hình những lớp không đóng băng dày này tiêu biểu cho chu trình thay đổi khí hậu trên sao Hoả trong khoảng thời gian khoảng chừng 1 triệu năm. Sự thay đổi khí hậu như vậy bị gây ra bởi sự thay đổi độ nghiêng của trục quay của hành tinh và độ dịch của quỹ đạo hành tinh quay quanh mặt trời. Những quan sát ủng hộ khái niệm rằng mũi băng cực Bắc hoạt động nhiều về mặt địa chất và khá là non trẻ vào khoảng 4 triệu năm.

Sứ mệnh của tàu vũ trụ thăm dò sao Hoả được điều hành bởi ban giám đốc sứ mệnh khoa học -Science Mission Directorate của NASA . 

 

Theo Rose ( Sciencedaily, Sở KHCN Đồng Nai)