Một cuộc thăm dò toàn cầu cho Thế giới vụ đài BBC cho thấy đa số người trên thế giới sẵn sàng thay đổi lối sống và hành vi của họ để chống lại tình trạng thay đổi khí hậu. Nhưng chỉ một nửa trong số 22 ngàn người được hỏi đồng ý trả thuế cao hơn đối với dầu hoặc than để giảm sự phụ thuộc vào những nhiên liệu này.
Theo phóng viên về môi trường của đài BBC Matt McGrath, kết quả của cuộc thăm dò cho thấy tại nhiều nước, người dân sẵn sàng thay đổi về lối sống của họ để đấu tranh chống khí nóng toàn cầu hơn chính phủ của họ.
Đa số những người được hỏi nói họ sẵn sàng thay đổi lối sống để giải quyết tình trạng thay đổi khí hậu toàn cầu (Ảnh: BBC) |
Tại 21 nước được thăm dò, có hơn 80% những người được hỏi đồng ý với ý tưởng. Hơn 60% nói rất cần tăng giá năng lượng để khuyến khích người dân cắt giảm tiêu dùng nhiêu liệu gây nên chất thải carbon tức khí CO2. Con số đó bao gồm một số lớn những người được hỏi tại Mỹ và các thành phố ở Trung Quốc.
Nhưng bức tranh trở nên phức tạp hơn khi những người được hỏi liệu họ có sẵn sàng trả thêm thuế để đạt được mục tiêu đó.
Trong số những người Trung Quốc ở thành thị, có đến 85% được hỏi nói rằng họ sẵn sàng trả thuế cao hơn về dầu và than, trong khi đó ít hơn một nửa người Mỹ được hỏi đồng ý với ý tưởng đó, và chỉ có 50% toàn bộ những người được hỏi ủng hộ ý tưởng.
Doug Miller, chủ tịch công ty thăm dò dư luận quốc tế, Globescan, công ty tiến hành cuộc thăm dò này nói. “Người dân không sẵn sàng trả thêm tiền, hoặc qua giá cả hoặc qua thế nếu họ cảm thấy đó chỉ là cách điều chỉnh lại nhu cầu của họ”.
“Người dân sẵn sàng trả thêm thuế nếu họ tin chắc rằng thuế đó sẽ được dùng để giải quyết tình trạng thay đổi khí hậu”. Kết quả khảo sát của Globscan |
“Nhưng cuộc thăm dò này cho thấy người dân sẵn sàng trả thêm thuế nếu họ tin chắc rằng thuế đó sẽ được dùng để giải quyết tình trạng thay đổi khí hậu bằng cách tiến hành những cải thiện năng lượng có hiệu quả hoặc có các nhiên liệu sạch hơn”.
Kết quả cuộc thăm dò được đưa ra chỉ mấy tuần trước khi bắt đầu các cuộc đàm phán về một hiệp ước quốc tế khác sau khi hiệp ước Kyoto hết hiệu lực. Kết quả này cũng làm vui lòng các nhà lãnh đạo chính trị những người lập luận rằng để ngăn chặn tình trạng gia tăng khí nóng toàn cầu cần có những thay đổi lớn trong lối sống cũng như cần có các giới hạn đối với các ngành công nghiệp.
Bắt đầu từ 05.11.2007, đài BBC bắt đầu Tuần Khí Hậu với các bài đặc biệt bằng tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ, trong đó có cả tiếng Việt về đề tài biến đổi khí hậu. Mời quý vị đón nghe trên các làn sóng và trang web của chúng tôi.
Theo BBC