Thai ngôi ngang – những điều mẹ cần biết

Thai ngôi ngang – những điều mẹ cần biết

Sinh thường hay sinh qua ngả âm đạo là phương pháp sinh tự nhiên và là lựa chọn tốt nhất cho cả hai mẹ còn. Tuy nhiên không phải lúc nào việc này cũng diễn ra thuận lợi, dễ dàng. Vị trí của thai nhi trong bụng rất quan trọng, nếu bé không nằm ở vị trí thuận lợi thì có thể gây nhiều biến chứng cho ca sinh nở.

Ngôi ngang hay ngôi vai hiếm xuất hiện nhưng lại là trường hợp phức tạp và nguy hiểm. Thai nhi có ngôi ngang thì không thể sinh thường được, buộc phải sinh theo phương pháp đẻ mổ.

Ngôi ngang là gì

Ở ca sinh nở bình thường, bé sẽ chui đầu ra trước. Nhưng nếu bé ở vị trí ngôi ngang, thì vai sẽ là bộ phận chui ra trước. Điều này là không thể vì chắc chắn bé sẽ bị ngạt, không thở được và tử vong trước khi có thể chui ra ngoài.

Thai ngôi ngang – những điều mẹ cần biết

Nguyên nhân gây ra ngôi ngang

– Mẹ mang đa thai

– Sinh sớm

– Đa ối

– Nhau tiền đạo

– Thai chết trong tử cung

– Mẹ bị dị dạng tử cung

– Mẹ mắc u xơ tử cung, u nang buồng trứng

Chẩn đoán ngôi ngang

Để chẩn đoán ngôi ngang, cách dễ dàng nhất là quan sát tử cung, nếu thấy tử cung rộng và bè ngang bất thường, cần nghĩ ngay đến trường hợp ngôi ngang. Cách khác nữa là sờ nắn bụng để chẩn đoán ngôi ngang.

Ngoài ra khám âm đạo khi mang thai thấy tiểu khung rỗng hoặc khi chuyển dạ sờ thấy mỏm vai, nách và xương sườn của thai nhi. Cũng có thể chẩn đoán ngôi ngang qua siêu âm hoặc chụp X quang khi biết chắc thai nhi đã chết trong bụng mẹ.

Xử lý ngôi ngang như thế nào

Ngôi ngang không thể đẻ theo phương pháp tự nhiên, chỉ có thể đẻ mổ. Ngoài ra cần chẩn đoán phát hiện sớm nếu không sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm.

– Ngoại xoay thai: Ngoại xoay thai được thực hiện khi thai nhi quá 35 tuần, màng ối còn nguyên vẹn và có khả năng sinh thường. Tuy nhiên phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể gây chuyển dạ sớm, vỡ ối, sa nhau thai, nên hiện nay không còn áp dụng.

– Nội xoay thai: Nội xoay thai được thực hiện khi cổ tử cung đã mở, tử cung không có sẹo mổ cũ. Thủ thuật được thực hiện bằng cách cho tay vào buồng tử cung và biến ngôi ngang thành ngôi mông.

– Đẻ mổ: Đây là phương pháp an toàn nhất trong các phương pháp trên. Mặc dù thời gian hồi phục sau sinh lâu hơn nhưng các bác sỹ chuyên gia vẫn khuyến cáo sản phụ có ngôi ngang chọn phương pháp đẻ mổ này.  

Việt Hà

Nguồn: BS

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.