Thảm họa kéo dài, con người mới vị tha?

Thảm họa kéo dài, con người mới vị tha?

Lật lại hồ sơ về 2 vụ đắm tàu Titanic và Lusitania, các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) kết luận: khoảng thời gian diễn ra thảm họa quyết định con người ứng xử ích kỷ hay vị tha trong tình huống đó.

Tàu Titanic chìm khi va vào một tảng băng trôi (1912), còn Lusitania bị trúng ngư lôi tàu ngầm U-boat của Đức (1915).

Trong quá trình phân tích hồ sơ, các nhà khoa học phát hiện, tỷ lệ về giới tính, độ tuổi, tầng lớp xã hội… trong số hành khách trên cả 2 tàu là khá đồng đều. Tuy nhiên, tỷ lệ này sau thảm họa lại không như vậy.

Trong khi, hành khách Titanic sống sót có 14,8% trẻ em, 53% phụ nữ thì tỷ lệ tương ứng ở tàu Lusitania là 5,3% và 1,1%. Những người sống sót trên tàu Lusitania hầu hết là thanh niên khỏe mạnh và họ lợi dụng sức vóc để có chỗ trên tàu cứu hộ, trái ngược với những gì diễn ra trên tàu Titanic: hành khách nam giới hy sinh bản thân để cứu phụ nữ và trẻ em. 

Thảm họa kéo dài, con người mới vị tha?

Tàu Lusitania trúng ngư lôi của tàu U-boat (Đức). Hành khách sống sót hầu hết là thanh niên khỏe mạnh.

Theo giáo sư Benno Torgle (ĐH Queensland), mấu chốt của sự khác biệt nằm ở khoảng thời gian diễn ra thảm họa, Titanic chìm sau 3 giờ còn Lusitania chìm sau vỏn vẹn 18 phút. “Khi có ít thời gian để xử lý, bản năng sẽ chi phối hành động. Còn khi có nhiều thời gian hơn, những chuẩn mực xã hội sẽ đóng vai trò tác động chính trong cách hành xử”, giáo sư Torgle lý giải.

Ed Kamuda, Chủ tịch Hội Lịch sử tàu Titanic, ủng hộ kết luận của các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Queensland.

Tuy nhiên, nhà tâm lý học Daniel Kruger, ĐH Michigan (Mỹ) lại cho rằng, cách hành xử của đám đông phụ thuộc rất lớn vào tâm lý của người chỉ huy, mà trong 2 trường hợp này là thuyền trưởng.

Ông đưa ra dẫn chứng, trong vụ máy bay buộc phải hạ cánh trên sông Hudson hồi tháng 1/2009, nhờ sự bình tĩnh của cơ trưởng Chesley B. Sullenberger, hành khách đã ưu tiên phụ nữ và trẻ em là những người đầu tiên thoát ra khỏi chiếc máy bay đang chìm dần xuống lòng sông.

 

Theo Báo Đất Việt (New York Times, Los Angeles Tim