Loài nhện ở Úc đang tạo thành những cơn mưa nhện, bao phủ nhiều vùng đất bằng một lớp tơ nhện dày đặc.
Nhiều người cho rằng Úc là một quốc gia… nguy hiểm, nhất là thế giới tự nhiên tại đây. Họ sở hữu những con rắn độc bậc nhất thế giới hay con trăn dài hàng mét. Ngay cả những bãi biển thơ mộng, chỉ cần sảy chân thôi, bạn có thể vong mạng vì một số loài cá nguy hiểm ở đó. Tất nhiên đó chỉ là lối so sánh vui thôi.
Tuy nhiên nhiều người vẫn cho rằng đấy là đúng, ít nhất là sau khi nhìn thấy hiện tượng này.
Hiện tượng cơn mưa nhện – nhiều chú nhện cùng phóng tơ và bay khắp nơi.
Đây là hiện tượng “cơn mưa nhện”– khi hàng nghìn, hàng vạn, chú nhện cùng phóng tơ và bay khắp nơi, khiến vùng đất bị bao phủ bởi tơ nhện.
Hiện tượng này đã xảy ra tại Goulburn, bang New South Wales của Úc vào tháng 5/2015 và lại vừa phủ trắng một vùng rộng lớn thuộc thành phố Tasmania của đất nước này bằng tơ nhện. Đây là cách để loài nhện sống sót ngay cả khi thảm hoạ thiên nhiên vừa xảy ra.
Những con nhện bay trong không trung và kết tơ.
Ballooning, hay còn được gọi ví von là “thả diều”, là cách mà nhện hoặc một số động vật không xương sống nhỏ khác dùng để di chuyển một cách nhanh chóng trong không khí.
Chúng sẽ sử dụng những sợi tơ của mình, bắn chúng ra ngoài không khí ở trên cao và lợi dụng gió để đưa mình đi xa. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong khi sử dụng phương pháp này là khá cao.
Chúng sẽ sử dụng những sợi tơ của mình, bắn chúng ra ngoài không khí ở trên cao và lợi dụng gió để đưa mình đi xa.
Con nhện sẽ trèo lên địa điểm cao nhất có thể, hướng phần bụng cơ thể lên trời và điều chỉnh sao cho nó đạt được độ phóng tơ cao tối đa.
Từ đó thả sợi tơ của mình với tốc độ lớn đến mức sợi tơ sẽ kéo cả nó bay lên trời, đưa nó di chuyển qua một khoảng cách xa trong không khí bằng cách dựa vào sức gió.
Thường thì chỉ những loài nhện nhỏ với khối lượng cơ thể dưới 1mg mới có thể ballooning.
Thường thì chỉ những loài nhện nhỏ với khối lượng cơ thể dưới 1mg mới có thể ballooning. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã quan sát được những con cái trưởng thành thuộc loài nhện khá lớn Stegodyphus – nặng hơn 100mg và kích thước cơ thể lên đến 14mm – vẫn sử dụng cách di chuyển này vào ngày nóng không có gió.
Quãng đường nhện đi được có thể thay đổi từ vài mét cho đến hàng trăm km.
Quãng đường nhện đi được có thể thay đổi từ vài mét cho đến hàng trăm km. Thậm chí người ta đã thu được tơ nhện ballooning ở độ cao gần 5km so với mực nước biển, hay ở những con tàu giữa đại dương.
Nhiều thủy thủ đã báo cáo bắt được nhện ballooning khi đang ở cách đất liền đến 1.600km. Có thể thấy đây chính là cách mà lũ nhện thường dùng để “xâm chiếm” các hòn đảo hoang và những đỉnh núi bị cô lập.
Nhện có thể xây dựng khả năng sống sót thiếu thức ăn trong 25 ngày, thậm chí nhiều hơn.
Nhưng thực hiện các chuyến “thám hiểm” với quãng đường xa và dài ngày như vậy, đối với những con nhện ballooning sẽ thực sự là một chuyến “để đời”. Bởi vậy, chúng tự xây dựng khả năng sống sót thiếu thức ăn trong 25 ngày, thậm chí nhiều hơn.
Tuy nhiên, hiện tượng “mưa nhện” lại là một sự kiện hoàn toàn khác biệt. Khi hàng triệu con nhện cùng ballooning một lúc, những sợi tơ sẽ đan vào nhau, khiến cho cả một vùng đất bị bao phủ bởi mạng nhện như hình dưới.
Khi mà hàng triệu con nhện cùng thực hiện ballooning một lúc thì đó thực sự là một hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì đây là một hiện tượng hiếm gặp. Vì thế có thể nói, lũ nhện tại Úc dường như đã học được cách thích nghi để sóng sót trong những thảm hoạ, kể cả khi đó là cháy rừng hoặc lũ lụt.
Theo Trí Thức Trẻ