Thế giới vi khuẩn kỳ quái

Thống kê của Viện Đời sống thủy sinh của Mỹ công bố số lượng vi khuẩn khổng lồ, 10^30 loài mới lạ chưa được đặt tên.

Dưới đáy đại dương sâu thẳm là ngôi nhà chung của vô số loài vi khuẩn. Hầu hết chúng không thể nhìn bằng mắt thường. Tuy nhiên, cũng có những loài lớn bằng sợi mỳ tôm, tạo thành những thảm vi khuẩn có kích thước rộng bằng Hy Lạp dưới đáy Đại Tây Dương.

Tổng khối lượng các loài vi khuẩn được phát hiện tương đương 240 tỷ con voi châu Phi (mỗi con voi châu Phi nặng 3-5 tấn).

Họ phát hiện nhiều loài có hình dạng giống như trong các bộ phim viễn tưởng. Những loài sinh vật bé nhỏ có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi, từ miệng núi lửa dưới đáy đại dương với nhiệt độ 150 độ C hay ở những dốc đá ở độ sâu 1,6 km bên dưới sàn đại dương.

Điều thú vị nữa là chúng cần rất nhiều tên để đặt, nên có rất nhiều cái tên khó đọc như loriciferans, polychaetes, copepods.

Đôi khi, nhưng người đánh cá không thể nhấc lưới câu lên vì có quá nhiều vi khuẩn hơn là tôm mắc trên lưới của họ. Các nhà khoa học tính toán, 1m2 vi khuẩn có khối lượng khoảng gần 1 kg.

Dưới đây là một số hình ảnh về các loài vi khuẩn kỳ dị: 

Các nhà khoa học khám phá một loài vi khuẩn phát quang Loriceferan sống ở dưới độ sâu 4 km dưới mặt biển ở phía Nam Cote Ivoire, châu Phi.

Một loài vi khuẩn mới, dạng ống, là thức ăn của cá hề.

Vi khuẩn có tên Lyngbya, một loại tảo lục gồm nhiều tế bào liên kết với nhau.

Prorocentrum là loài trùng tảo vàng kỳ dị với hai van lớn, thường phân biệt giữa các loài cùng chi bởi các lỗ chân lông trên cơ thể chúng.

Loài Acantharian là một trong bốn loài amip lớn sống ở vùng nước mở. Cấu tạo từ tinh thể đơn strongiti sunfat nên chúng rất mỏng manh, dễ vỡ. Loại chất này dễ tan trong nước khi chúng chết.

Một ấu trùng của loài ốc mượn hồn, với những cái đuôi dài và cong.

 

Theo Báo Đất Việt