Thế giới vi sinh qua kính hiển vi

Thế giới vi sinh qua kính hiển vi

Chùm ảnh dự thi với chủ đề thế giới vi sinh qua ống kính hiển vi nhân thành lập Viện Kỹ thuật Sinh học, ĐH Queen Mary ở London.

Thế giới vi sinh qua kính hiển vi
Kỷ niệm ngày thành lập viện kỹ thuật sinh học thuộc đại học Queen Mary of London (QMUL) một cuộc thi nhiếp ảnh được tổ chức cho nhân viên và sinh viên. Kseniya Shuturminskha đoạt giải với bức chụp qua kính hiển vi điện tử một khoáng chất giống apatit mọc lên khi có sự hiện diện của proteins trên chất polydimethylsiloxane. Bức ảnh mang tên “Bouquet”. Đây là nghiên cứu để tìm hiểu răng được hình thành như thế nào nhằm tìm cách chữa sâu răng.

Thế giới vi sinh qua kính hiển vi
Ảnh 3 chiều chụp qua kính hiển vi một mô bị viêm cho thấy các mạch bạch huyết (xanh lá cây) bị bao vây bởi các tế bào bạch huyết – bạch cầu (xanh dương). Bức ảnh mang tên “cá sấu trong mưa” do Samantha Arokiasamy chụp.

Thế giới vi sinh qua kính hiển vi
Ảnh của Elham Radvar chụp một lỗ cực nhỏ tạo thành hình mẫu trên một lớp mạng cho thấy một mạng lưới sợi nhỏ trông giống như miện núi lửa đang phun nham thạch. Ảnh được chụp bằng kính hiển vi điện tử và được tạo màu giả.

Thế giới vi sinh qua kính hiển vi
Ảnh chụp các hạt nano RNA (siRNA) xâm nhập đang bị các đại tế bào miễn dịch liên quan tới khối u bao vây, cho thấy nội mô mạch máu (đỏ) đang phát triển. Đây là chất Protein gúp hình thành mạch máu mới để lấy chất dinh dưỡng. Ảnh do Yejiao Shi chụp.

Thế giới vi sinh qua kính hiển vi

Thế giới vi sinh qua kính hiển vi
Dharmesh Patel gửi dự thi bức ảnh chụp kết cấu có thớ của những sợi gân bò.

Thế giới vi sinh qua kính hiển vi
Dan Rowson tham gia với ảnh chụp tế bào oenocytes ở người được nhuộm màu bằng actin (xanh lá cây), acetlyated tubulin (đỏ) và basal body (đỏ tươi).

Thế giới vi sinh qua kính hiển vi
Và cuối cùng là bức ảnh tế bào da người do Dominic Collis chụp. Tất cả các bức ảnh tham gia cuộc thi này được trưng bày lâu dài tại khu Mile End của trường Queen Mary of London.

 

Theo bbc.com