Trong nhiều trường hợp, cảm giác thèm ăn một thứ gì đó có thể là hệ quả của sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể. Mặc dù có rất ít bằng chứng khoa học cho thấy cảm giác thèm ăn có liên quan đến sự thiếu hụt dinh dưỡng nhưng một số chuyên gia vẫn cho rằng, nó có thể là do cơ thể con người đang có nhu cầu cần cung cấp một chất nào đó.
Đôi khi cảm giác thèm này còn là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc phải căn bệnh nào đó. Những cảm giác thèm ăn dưới đây sẽ giúp bạn nhận thức rõ hơn về tình trạng này.
Thèm nước
Có thể bạn đang bị: Bệnh tiểu đường
Quá khát nước là một triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường. Nhưng bạn cần phân biệt việc khát nước do tập thể dục với bệnh tiểu đường. Nếu bị bệnh tiểu đường, cảm giác khát nước thường đi kèm với việc đi tiểu quá nhiều. Nếu bạn bị tiểu đường, phần đường thừa sẽ tích tụ trong máu và thận của bạn sẽ phải lọc khó khăn hơn. Nhưng đôi khi đường sẽ chuyển thêm vào nước tiểu. Điều này khiến bạn đi tiểu thường xuyên, do đó làm cho bạn khát nước hơn.
Thèm muối
Có thể bạn đang bị: Bệnh Addison
Cảm giác thèm muối dữ dội có thể liên quan đến bệnh Addison khiến tuyến thượng sẽ không sản xuất đủ một số loại hormone. Những hormone này có vai trò rất quan trọng, đó là cortisol giúp cơ thể phản ứng với sự căng thẳng và aldosterone giúp cân bằng huyết áp. Nếu không điều trị, bệnh Addison có thể làm cho huyết áp của bạn giảm xuống một cách nguy hiểm do đó, bạn cần được điều trị một cách kiên trì.
Thèm đá băng
Có thể cơ thể bạn đang: Thiếu sắt
Khi cơ thể bạn thèm những thứ không có giá trị dinh dưỡng như đá băng, giấy, đất sét – đó là một hiện tượng được gọi là pica (thèm ăn tạp). Một số nghiên cứu đã đưa ra kết luận những ham muốn đó có liên quan tới việc cơ thể đang thiếu chất sắt. Một bài báo từng đưa ra giả thuyết cho rằng việc nhai, nuốt nước đá sẽ làm tăng lưu lượng máu đến não, chống lại sự kiệt quệ của cơ thể do thiếu hụt chất sắt gây ra.
Hải Đăng – (Dịch theo PC)
Xem thêm video: Những công dụng không ngờ từ muối