Theo dấu loài cá voi – Bí ẩn chưa có lời giải đáp (Phần 3)

Khái niệm về những con cá voi hướng ngoại, sống theo xã hội đối với tôi dường như giống phép nghịch hợp. Ngay cả đối với Mayoral, người hướng dẫn của chúng tôi, cũng bị hấp dẫn mà lao ngay tới cột nước chúng tôi nhìn thấy vào sáng hôm đó.

Chúng tôi được đón tiếp bởi màn trình diễn trên mặt nước ngoạn mục: 4 lần nhảy lên khỏi mặt nước liên tiếp của một con cá voi xám dài 40 fit, nặng 30 tấn. Màn trình diễn này quá hấp dẫn khiến tôi không thể tin rằng Mayoral đột nhiên dừng mũi dao chĩa vào con vật. Đến đó, anh ta nói rằng con cá voi mà chúng tôi theo đuổi bây giờ lại đang đuổi theo chúng tôi.

Frohoff hô lên: “Nó đang bơi thẳng về phía này”. Bà với ngay thiết bị thu âm được bà đặt cho cái tên Fluffy – thực chất là chiếc micro hình trụ dài 2 fit được bao bọc bởi một lớp lông dày xù xì. Bà giơ nó lên cao, về phía con sóng màu tối mang hình dáng một chú cá voi đang bơi đến gần.

Trong số những loài cá voi cổ đại nhất, cá voi xám cho đến nay vẫn là loài thô kệch nhất.
Thân mình đồ sộ của chúng là nơi trú ngụ cho những con hàu và loài rận ăn bám, đồng thời còn lưu lại những vết sẹo ngang dọc – dấu vết của những lần bị cá voi sát thủ tấn công hay va chạm vào chân vịt của tàu thuyền. Trên thực tế, con cá voi xám mẹ bám theo chúng tôi lúc đó trông giống như một chiếc tàu ngầm thời nội chiến bị chìm, trông nó có vẻ chậm chạp. Nó đột nhiên nổi lên bơi bên cạnh chúng tôi và phun lên một cột nước khổng lồ trước khi lặn xuống lần nữa.

(Ảnh: Ivan Chermayeff)

Con thuyền dù có dài đến 18 fit khi ở trên đại dương cũng chỉ là một lá chắn mong manh. Khi đặt con thuyền đó bên cạnh một con cá voi khổng lồ, nhanh nhẹn, dài 40 fit với cái đuôi mà chỉ riêng một cú quẫy thôi đã khiến cả chúng ta cùng con thuyền bay lên trời, chúng ta mới cảm nhận được nỗi sợ vô bờ bến khi phải khuất phục hoàn toàn. Tôi đã quan sát với đôi mắt mở to hình ảnh “mặt đất di động” lướt đi không gây ra một âm thanh nào khi Milton lại ngồi mô tả cá voi. Đột nhiên tôi cảm thấy mình muốn đi theo con cá, vượt qua cả một quãng đường dài xuống đáy biển sâu để về ngôi nhà ban sơ huyền ảo.

Sau đó, chỉ trong chốc lát, con cá mẹ xuất hiện trở lại ở phía đuôi tàu và đi theo chúng tôi, nhưng lần này nó mang theo cả cá con – đây chính là bản sao thu nhỏ của chính nó chỉ nặng có 2 tấn. Lớp da của con cá con vẫn còn rất trơn và bóng. Cá voi xám con lướt đến gần mép thuyền, cả các đầu dài hình dáng như chim mỏ sừng của nó nâng cao lên trên mặt nước, ghé sát vào tôi. Một con mắt lớn hình quả trứng chầm chậm mở ra nhìn lấy tôi. Chưa bao giờ tôi cảm thấy mình được chú ý đến thế.

Việc chúng vượt qua ranh giới lãnh thổ để nhìn ngắm chúng ta như thế quả thật là điều kỳ thú. Tuy nhiên, hành vi đó đúng là không thể tin được khi chúng ta cân nhắc lịch sử không xa lắm của mối quan hệ giữa loài cá voi và con người ở khu vực sinh sản phá Baja. Cũng giống như những con cùng loài sống ở Đại Tây Dương đã tuyệt chủng. khoảng 100 con cá voi xám biển tây Thái Bình Dương đang ở trong tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng nhưng vẫn tiếp tục bơi lội ở các vùng biển duyên hải từ Nam Triều Tiên đến Siberia, loài cá voi xám đông Thái Bình Dương cũng đã bị săn bắt đến gần tuyệt chủng từ cách đây 75 triệu năm trước. Các vùng nước ở hồ San Ignacio đã từng nhuốm đỏ máu cá voi mỗi mùa đông và xuân, những con cá voi con mất mẹ vẫn còn bơi quanh những con thuyền đánh cá voi nhiều ngày sau đó trước khi chúng chết đi vì đói.

Theo một số nhà khoa học, cá voi xám có thể sống tới 100 năm. Chúng thường được coi là “cá quỷ cứng đầu” bởi sự hung bạo của chúng khi chúng bảo vệ cá voi con và bảo vệ bản thân mình, hay khi chúng nghiền nát các con tàu săn bắt cá voi, hay khi chúng tiêu diệt bạn hữu của mình. Việc săn bắn cá voi xám được được phần lớn các quốc gia săn bắn cá voi trên thế giới thông qua vào năm 1937, cùng với tín hiệu đáng mừng về khả năng khôi phục và thích nghi vốn có của cá voi xám phía đông Đại Tây Dương. Quần thể hiện nay của nó ước tính trong khoảng 18.000 cá thể. Vào năm 1994 cá voi xám là loài động vật biển đầu tiên được gạch tên ra khỏi danh sách bảo vệ theo Luật về các loài bị đe dọa. Cho đến nay câu hỏi “tại sao cá voi xám mẹ ngày nay, một số con vẫn còn mang những vết sẹo như bị đâm lao móc, vẫn có thể tìm kiếm chúng ta rồi nhẹ nhàng đẩy con non vào vòng tay của chúng ta” vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu cũng như các nhà quan sát cá voi.

(Còn tiếp)

Theo dấu loài cá voi – Phán quyết của tòa án và điều chưa biết về cá voi (Phần 2)

Theo dấu loài cá voi – Bí ẩn sự kiện cá voi mỏ khoằm mắc cạn (Phần I)

 

Theo G2V Star (The NewYork Times)