Theo dõi sóng não ngay trên điện thoại cá nhân

Theo dõi sóng não ngay trên điện thoại cá nhân

Muse là một thiệt bị vô cùng đặc biệt, được phát triển bởi công ty công nghệ InteraXon, có trụ sở tại Toronto. Được tích hợp công nghệ theo dõi sóng não EEG trong một thiết bị vô cùng gọn nhẹ, cho phép người sử dụng các thiết bị như smartphone hay tablet có thể theo dõi trực tiếp sóng não của họ, từ đó có thể nắm bắt cảm xúc và điều khiển trạng thái của bản thân.

Việc theo dõi sóng não của bản thân có khá nhiều lợi ích, một trong số đó là kiểm soát bản thân. Qua hình ảnh sóng não hiển thị trên màn hình, người sử dụng có thể nhận biết cảm xúc hiện tại của họ, từ đó tự mình kiềm chế hoặc duy trì các trạng thái cảm xúc mong muốn. Nó có thể giúp người sử dụng thư giãn, tập trung và tự tin vào bản thân mình.

Theo dõi sóng não ngay trên điện thoại cá nhân

Muse có thiết kế giống như một chiếc bờm kẹp tóc, khá nhỏ gọn và không cần các dây kết nối. Thiết bị có 4 cảm biến chính tiếp xúc với phần trán và phía sau hai bên tai. Dữ liệu sẽ được chuyền qua kết nối không dây đến thiết bị của bạn, các thuật toàn của ứng dụng sẽ xử lý và hiển thị hình ảnh trực quan lên màn hình của thiết bị, người sử dụng có thể dễ dàng theo dõi mà không cần các kiến thức chuyên môn.

Theo dõi sóng não ngay trên điện thoại cá nhân

Bên cạnh đó, ứng dụng đi kèm với thiết bị còn có các bài tập và thư giãn não bộ. Người sử dụng có thể vừa thư giãn hoặc giải một câu đố hóc búa, vừa theo dõi trực tiếp sự hoạt động và thay đổi của não bộ, vô cùng trực quan và hiệu quả.

Theo dõi sóng não ngay trên điện thoại cá nhân

Trong tương lại, thiết bị này sẽ được phát triển để không chỉ thu được sóng não bộ, mà còn có thể sử dụng sóng não bộ đó để điều khiển các thiết bị công nghệ, máy tính, đồ gia dụng và các thiết bị điện tử khác. Hứa hẹn mở ra một tương lại mới, khi con người có thể điều khiển mọi thứ chỉ bằng ý nghĩ. Hiện tại Muse vẫn đang được nghiên cứu và đưa vào sản xuất, trong tương lại một thiết bị sẽ có giá khoảng 135 USD.

Tham khảo: Gizmag

 

Theo Genk, Gizmag