Những thiên hà đầu tiên trong vũ trụ có môi trường thích hợp nuôi dưỡng sự sống hơn suy đoán trước đó của giới thiên văn học.
Những thiên hà già nhất trong vũ trụ, được hình thành hơn 12 tỉ năm trước, có hàm lượng các nguyên tố nặng ở mức độ cao, những yếu tố vô cùng cần thiết đối với sự sống.
Giả thuyết được chấp nhận lâu nay cho rằng vài ngàn năm sau sự kiện Big Bang cách đây khoảng 13,7 tỉ năm, vũ trụ là một mớ hỗn độn chất khí và phân tử đậm đặc. Các ngôi sao bắt đầu hình thành sau đó khoảng 500 triệu năm.
Sự sống có thể đã xuất hiện từ lâu trong vũ trụ
Trước đây, giới chuyên gia cho rằng phải mất hàng tỉ năm để các ngôi sao hình thành một khối lượng lớn các nguyên tố nặng như helium, hydrogen, oxygen và carbon.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu mới cho thấy một số thiên hà sản sinh các nguyên tố này một cách nhanh bất ngờ.
“Chúng tôi nghiên cứu 10 thiên hà từ thời vũ trụ sơ khai và phân tích quang phổ ánh sáng của chúng. Chúng tôi đang quan sát ánh sáng từ những thiên hà phải mất từ 10 đến 12 tỉ năm mới đến được trái đất”, theo thông cáo báo chí Đại học Copenhagen (Đan Mạch) dẫn lời giải thích của Giáo sư Johan Fynbo.
Các chuyên gia đặc biệt ấn tượng nhất với một trong các thiên hà cổ, sở hữu các ngôi sao giống mặt trời của chúng ta hiện nay. Điều này cho thấy ngay từ thuở sơ khai, vũ trụ đã có khả năng chứa đựng sự sống, theo chuyên gia Fynbo.
Theo Thanh Niên