KS Trịnh Quang Dũng, Viện Vật lý TPHCM và nhóm nghiên cứu vừa hoàn tất mô hình hệ thống điện mặt trời, kết nối với điện lưới, sử dụng cho hộ gia đình.
Điện mặt trời khi dư thừa sẽ được tích vào hệ thống tồn trữ
(thông qua thiết bị) để dự phòng sử dụng lúc cắt điện.
Đây là lần đầu tiên hướng nghiên cứu này được áp dụng thành công ở Việt Nam. Hệ thống này có dàn pin mặt trời đạt công suất 8.400Wp, cung cấp khoảng hơn 15.000KWh/năm. Bảo đảm cấp điện 24/24 giờ; Cung cấp đủ 100% nhu cầu điện khi bị mất điện. Giải pháp là thiết kế một hệ thống để khai thác điện từ dàn pin mặt trời cấp thẳng cho tải, nếu thiếu sẽ lấy điện từ lưới bù vào.
Điện mặt trời khi dư thừa sẽ được tích vào hệ thống tồn trữ (thông qua thiết bị) để dự phòng sử dụng lúc cắt điện. Khi lưới điện bán giá rẻ, thiết bị sẽ khởi động mua điện đầy hệ thống tồn trữ (thời điểm từ 22 giờ – 4 giờ sáng hôm sau) để dùng vào giờ cao điểm hỗ trợ phụ tải. Toàn bộ quy trình hoạt động này đã được nghiên cứu thiết kế vận hành hoàn toàn tự động.
Kết quả lắp đặt thử nghiệm cho kết quả rất khả quan ở một tòa nhà tại quận Bình Tân, TPHCM. Kết quả sau hơn 2 tháng vận hành cho thấy, với dàn pin mặt trời có công suất 8.400Wp sẽ sản xuất được 15.118,4KWh/năm, đáp ứng 100% nhu cầu điện ưu tiên, 30% tổng nhu cầu điện của tòa nhà. Theo tính toán, dung lượng điện dự phòng sẽ đạt khoảng 62KWh/ngày, mua được khoảng 30KWh điện giá rẻ/ngày.
Theo Xã luận