Thiết kế tủ âm tường cho ngôi nhà nhỏ, hẹp

Thiết kế tủ âm tường cho ngôi nhà nhỏ, hẹp

Giải pháp tốt nhất cho những ngôi nhà nhỏ và những căn hộ chật hẹp nhưng lại có nhu cầu sử dụng cao với nhiều đồ đạc là nên làm những tủ âm tường. Chính mặt phẳng liền lạc của tủ âm sẽ tạo cảm giác căn phòng trở nên rộng rãi.

Không tạo nên nhiều góc cạnh lồi lõm, những chiếc tủ âm lớn kéo dài suốt một mảng tường sẽ rất hữu dụng cho một ngôi nhà nhỏ vì nó vừa chứa được rất nhiều đồ đạc, vừa không làm chia cắt các không gian trong các phòng. Với những không gian nhà phố quá chật hẹp, bạn có thể tạo nên những bức tường, những vách ngăn gấp nếp giữa hai căn phòng để tạo ra những khoảng âm tường có công năng khác nhau.

  • 1

    Tủ âm tường thường được chủ động bố trí trong các phòng ngủ để tiết kiệm diện tích và tạo nên cảm giác an toàn, thoải mái trong một không gian thoáng đãng, ít góc cạnh.

    Bạn cũng có thể tận dụng các gầm cầu thang, các hốc, kẹt trong phòng tắm… để làm thành những nhà kho nhỏ, những tủ kệ đa năng để chứa các vật dụng cần thiết, đồ trang trí, sách báo… Tủ bếp thiết kế theo lối âm tường để tiết kiệm diện tích cho căn hộ. Tủ âm tường thường được kéo dài chiều cao đến trần nhà tạo sự liền lạc không gian phòng

    Thiết kế tủ âm tường cho ngôi nhà nhỏ, hẹp

    Có thể sử dụng nhiều chất liệu khác nhau làm hệ thống tủ âm đồng thời tạo mảng trang trí cho căn phòng. Khi mà việc dọn dẹp nhà cửa đã thành một vấn đề thì chính những tủ nhiều ngăn, tủ âm tường này sẽ làm cho ngôi nhà bạn trở nên ngăn nắp và đỡ lộn xộn.

  • 2

    Nếu không gian nhà tương đối rộng rãi, bạn có thể thoải mái sử dụng các vật liệu cũng như màu sắc cho các tủ âm tường. Nhưng để tạo cảm giác rộng rãi cho các căn phòng nhỏ, chật chội, tốt nhất bạn vẫn nên chọn những màu sáng nhạt cùng tông nhà hoặc màu trắng cho các cánh cửa tủ này. Việc gắn kính theo các cánh cửa tủ cũng có tác dụng phản chiếu, tạo cảm giác không gian rộng hơn nhiều lần.

    Thiết kế tủ âm tường cho ngôi nhà nhỏ, hẹp - 1

    Tủ âm tường thường được thiết kế nhằm giải quyết các góc cạnh do kết cấu của công trình để lại, giải quyết bài toán về tiết kiệm diện tích trong không gian nội thất, làm cho công trình chặt chẽ hơn cả về công năng lẫn bố cục. Do đó, tủ âm tường rất “đa chức năng”, vừa là tủ đựng quấn áo, vừa là kệ, đồng thời lại là ngăn chứa các vật dụng

  • 3

    Tuy nhiên, tủ âm tường chỉ nên bố trí ở không gian có công năng và sắp xếp đồ nội thất cố định vì nếu bạn thay đổi không gian hoặc cách sắp xếp tủ âm tường cơ bản sẽ không thể thay đổi vị trí được.

    NTO - Tủ âm tường

    Có rất nhiều cách thiết kế tủ âm tường như tủ áp nguyên vào mảng tường đối diện với giường ngủ giúp tiết kiệm diện tích, tủ dùng cửa lùa, đựng quần áo và các vật dụng. Công năng của tủ sẽ được sử dụng linh hoạt tuỳ vào nhu cầu của mỗi người.

    Tủ âm tường có thể làm từ rất nhiều loại vật liệu, nhưng phổ biến nhất vẫn sử dụng gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, gỗ ép hoặc kết hợp các chất liệu lại với nhau.

Một số lưu ý khi làm tủ âm tường:

  • 1

    Vị trí đặt tủ:

    Trước tiên bạn phải tính xem nên đặt tủ âm tường ở vị trí nào? Bức tường đó tiếp giáp với phòng nào?

    Không nên để tủ ở bức tường tiếp xúc trực tiếp với nắng mưa. Bởi chúng rất dễ bị thấm nước, ẩm khiến cho tủ dễ bị hư hại.

    Cũng không nên để tủ nằm kế phòng tắm vì độ ẩm của phòng tắm cao sẽ khiến tủ dễ bị mốc và có mùi. Tuyệt đối không nên để tủ ở bức tường mà phía bên kia là tiểu cảnh nước.

    Nên chọn những bức tường mà tiếp giáp là những nơi khô ráo, thoáng đãng, có thể là phòng khách, phòng ngủ, hoặc phòng dành cho trẻ.

  • 2

    Giải pháp:

    Nếu buộc phải đặt tủ ở những vị trí không thuận lợi thì bên trong phải dán gạch men toàn bộ. Hoặc có thể làm tủ bình thường có kích thước nhỏ hơn khoảng đặt tủ một chút, đẩy tủ vào và trang trí viền xung quanh cho kín đáo những chỗ hở tường với tủ. Độ âm vào bức tường đặt tủ khoảng từ 55- 60cm là tốt nhất, vì chiều sâu tủ áo cũng tầm 60.

    Có thể tận dụng những góc sẵn có trong nhà để đặt tủ âm tường nhằm tiết kiệm không gian như gầm cầu thang, khoảng trống trong nhà để tạo thành những chiếc tủ nhỏ xinh.

    NTO - Tủ âm tường

  • 3

    Cách đặt tủ:

    Đối với những không gian hẹp thì nên đặt tủ theo hình chữ I hoặc chứ V. Nghĩa là trên một bức tường hoặc chạy dọc theo 2 bức tường tiếp giáp nhau. Và sử dụng cửa trượt để tạo cảm giác rộng rãi. Khi đóng cánh cửa lại thì chiếc tủ sẽ như một phần của bức tường khiến không gian rộng hơn.

    Những chiếc tủ âm lớn kéo dài suốt một mảng tường sẽ rất hữu dụng cho một ngôi nhà nhỏ vì nó vừa chứa được rất nhiều đồ đạc, vừa giúp kết nối các không gian trong các phòng. Hơn nữa, tủ âm tường thường được kéo dài chiều cao đến trần nhà tạo sự liền lạc không gian phòng

  • 4

    Cách chọn:

    Màu sắc: Tủ âm tường là giải pháp tối ưu cho nhà hẹp, vì thế để tạo cảm giác rộng rãi cho các căn phòng nhỏ, chật chội, tốt nhất bạn vẫn nên chọn những màu sáng nhạt cùng tông nhà hoặc màu trắng cho các cánh cửa tủ này.

    Kích thước: Tùy thuộc vào diện tích của bức tường và công năng sử dụng mà có những lựa chọn khác nhau. Để tủ có thể vừa khít với bức tường thì bạn nên cung cấp số đo của bức tường cho nhà cung cấp hoặc yêu cầu họ đến lấy số đo để đảm bảo chính xác.

    Thêm công năng: Bạn có thể yêu cầu gắn kính cho các cánh cửa tủ để tăng tác dụng phản chiếu, tạo cảm giác không gian rộng hơn nhiều lần. Những kệ nhỏ hoặc những móc treo cho gắn liền vào tủ cũng là cách để có thể tăng thêm không gian chứa đồ.

    Bảo quản: Thường xuyên lau dọn và để tủ khô thoáng thước khi cất đồ là lời khuyên cho mọi loại tủ có trong ngôi nhà của bạn không chỉ dành riêng cho tủ âm tường. Bạn nên yêu cầu thêm phần sơn hậu – nghĩa là phần mặt sau trong tủ để đảm bảo tủ không bị ẩm ướt và bốc mùi.