Mỗi người, khi gặp thiên tai đều mong muốn khắc phục và cải tạo những mặt tiêu cực của thiên nhiên để bảo vệ lợi ích xã hội trong đó có mình. Môn khoa học nào giúp con người đạt được những mong muốn đó?
Chính là môn khí tượng học là lĩnh vực của nhiều chuyên ngành khoa học như Thiên văn học, Vật lí, Cơ học, Toán học, Sinh học, Hóa học, nhất là Viễn thám – đòi hỏi công nghệ rất cao. Bởi vậy, nên đòi hỏi sự phối hợp mạnh mẽ để có dự báo những thiên tai sẽ xảy ra, để chúng ta phòng, tránh hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản.
Đâu là nguyên nhân?
(Ảnh minh họa) |
Các nhà khoa học cho biết: Mặt trời – nguyên nhân cơ bản của thời tiết. Mặt trời không thể thiếu được đối với sự sống của các hành tinh. Không có Mặt trời, Trái đất chỉ là một vật không hồn, tối tăm, lạnh lẽo. Thực vật – vật trung gian giữa giới tự nhiên sống và chết, giữa mặt trời và động vật, giữa mặt trời và con người.
Thực vật hấp thu cacbon từ khí cácbonic (CO2) trong không khí và nước cùng với các chất dinh dưỡng là các loại muối vô cơ hòa tan trong đất để tạo ra chất hữu cơ. Trong quá trình quang hợp, các chất hữu cơ được tạo thành, và nhả ra ôxy. Màu xanh của cây là cơ sở phát triển của mọi sinh vật trên Trái đất.
Mặt đất nhận được nhiệt của mặt trời rồi lại tỏa nhiệt làm nóng không khí. Hơi nước từ bề mặt Trái đất bốc lên cao tạo thành mây, mưa, gió bão dông, vòi rồng, lũ lụt, v.v… Nhân tố cơ bản gây ra thời tiết là năng lượng Mặt trời tuôn xuống Trái đất. Theo các nhà khoa học, Trái đất mới chỉ nhận được một phần hơn hai nghìn triệu (1/2.109) phần năng lượng mặt trời mà thời tiết đã phức tạp như ta thấy.
Khi mặt trời hoạt động mạnh, sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai cực Trái đất và xích đạo tăng lên nhiều so với lúc bình thường. Vì thế gây nên sự trao đổi mạnh mẽ giữa các khối khí trên Trái đất. Đó là nguyên nhân làm cho thời tiết đổi thay bất thường.
Nguyên nhân gây bão
Trên các đại dương nhiệt đới ở gần xích đạo, gió yếu, mặt biển nóng lên rất nhiều, làm cho nước bốc hơi mãnh liệt, tạo thành vùng khí áp rất thấp. Không khí lạnh hơn ở xung quanh lùa tới, lại bị đốt nóng và bay lên cao. Quá trình này tiếp diễn liên tục một cách mạnh mẽ. Hơi nước lên cao gặp lạnh ngưng lại, tạo ra tiềm nhiệt rất lớn, lại có tác dụng làm cho hơi nước bốc mạnh lên cao hơn nữa. Đó là tiềm lực nuôi dưỡng và duy trì sự phát triển của bão. Hai khối khí có nhiệt độ chênh lệch lớn gặp nhau (một khối khí lạnh từ nam bán cầu đang là mùa đông tràn sang bắc bán cầu) là điều kiện tạo thành một độ xoáy mãnh liệt, là sự cần cho xuất hiện bão.
Về nguyên lí sinh ra bão thì như vậy nhưng dự báo bão thì rất khó, lại càng phức tạp hơn vì nước mình nằm trong khu vực biển Đông xuất hiện các mắt bão, trong khi đó cơ sở vật chất và trang thiết bị lại quá nghèo nàn và thực sự chưa nhiều kinh nghiệm.
Đối với các cơn bão mạnh (sức gió trên 100 km/giờ) từ cấp 12 trở lên, có mắt bão rõ ràng, thì sai số chừng 10, 12km. Nhưng những cơn bão trung bình (sức gió 85 km/giờ) và yếu (sức gió dưới 75 km/giờ).
Ảnh vệ tinh: Độ xoáy của bão Ketsana khi ập vào miền Trung Việt Nam. |
Sai số xác định tâm bão rất lớn, có trường hợp lên tới trên dưới 100km. Trường hợp áp thấp nhiệt đới sai số xác định tâm còn lớn hơn, có trường hợp lệch tới 200km. Dự báo quỹ đạo bão trong 24 giờ, sai số trung bình 150km. Xác định cường độ bão sai số một vài cấp. Do tính phức tạp của hoàn lưu khí quyển trên biển Đông nên các cơn bão, áp thấp nhiệt đới xuất hiện ở đây thường có hướng di chuyển rất phức tạp, thay đổi bất ngờ cả hướng, cả cường độ”- ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết.
Phương pháp và công nghệ dự báo khí tượng thủy văn trên thế giới và ở Việt Nam tương tự nhau, bao gồm các phương pháp: Sy mốp (phương pháp hoàn lưu); các phương pháp thống kê; mô hình toán; kinh nghiệm và các phương pháp truyền thống; phân tích ảnh mây vệ tinh, rada.
Vì chưa có phương pháp nào hoàn hảo, tốt trong mọi trường hợp nên trong quá trình làm dự báo phải nghiên cứu, sử dụng, xem xét tất cả các phương pháp, công cụ kết hợp với trình độ hiểu biết kinh nghiệm của dự báo viên.
Các nhà khoa học cho rằng, sự hiểu biết của con người về khí quyển hãy còn xa mới đạt được mức hoàn thiện.
Vừa qua trong cuộc hội thảo về “Cảnh báo sớm các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm” tại Hà Nội. Tất cả các tham luận đều đưa ra ý kiến xác định ta đang ở đâu? Đang ở mức trung bình so với các nước trong khu vực.
Mặc dù trang thiết bị chưa mới, thiếu người giỏi trong công tác dự báo. Song nhìn chung ngành dự báo khí tượng thủy văn nước ta có nhiều cố gắng đáng khích lệ. Để hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro do thiên tai, mọi người cần có kiến thức về bão lũ, nhất là việc nhận thức của mỗi người về phòng chống thiên tai.
Hãy quan tâm hơn nữa và chia sẻ với công tác phòng, chống thiên tai, chính là để phục vụ lợi ích cho bản thân mình về vật chất và tinh thần.
Theo Nguyễn Dược – Vietnamnet