Một nhóm các nhà khoa học tại học viện Frauhofer IFF của Đức đang thực hiện một số bài thử nghiệm mà trong đó họ để con người đứng yên cho robot đánh.
Bài thử nghiệm đứng yên cho robot đánh
Bài thử nghiệm được lập ra để đo lường một cách chính xác liệu con người có thể bị đánh đau đến mức nào trước khi tổn thương nghiêm trọng xảy ra. Sau khi bị robot đánh thì những người tình nguyện sẽ đánh giá mức độ đau từ 1-10 điểm. Nhóm thử nghiệm sẽ dừng lại khi thang đau là 5 điểm và đưa tình nguyện viên vào máy siêu âm để kiểm tra mức độ tổn thương.
Nghe robot đánh thì có vẻ rất đau nhưng thực tế thì các nhà khoa học chỉ dùng một cánh tay robot để thử nghiệm mà thôi. Ý nghĩa của bài thử nghiệm này là để robot biết được khi nào nó tiếp xúc với da con người và phải ngừng lại ngay lập tức. “Cách tốt nhất để phòng chống chuyện này (làm tổn thương con người) là phải tránh tiếp xúc ngay từ đầu”. “Nếu robot chạm vào con người, sự tiếp xúc đó phải thật yếu để con người có thể sẵn sàng làm việc vào ngày hôm sau, cùng lắm là bị bầm chứ không thể bị thương được”.
Roland Behrens, quản lý dự án nghiên cứu đang chuẩn bị để thử nghiệm và tình nguyện viên bên trái. Thử nghiệm diễn ra ở Học viện Fraunhofer, Magdeburg, Đức.
Có thể bạn nghĩ những suy nghĩ này là thừa nhưng chỉ riêng ở Đức thì đã có 158 tai nạn giữa người và robot xảy ra trong năm ngoái, con số cao nhất kể từ 2005. Thậm chí một chàng thanh niên 22 tuổi đã bị giết ở nhà máy của VW khi con robot lôi kéo và đẩy anh vào một tấm bảng kim loại. Tất nhiên, những quốc gia như Đức hay Nhật Bản thì sẽ khá khác so với phần còn lại của thế giới vì họ dùng rất nhiều dây chuyền lắp ráp hiện đại nên tỉ lệ robot là cao hơn rất nhiều. Rất nhiều robot công nghiệp hiện tại đều do Kuka của Đức hay Fanuc của Nhật sản xuất.
Theo Tinh Tế