Thử nghiệm chiếc xe đầu tiên trên thế giới chạy bằng rượu whisky

Thử nghiệm chiếc xe đầu tiên trên thế giới chạy bằng rượu whisky

Mới đây tại Edinburgh,V.Q Anh, một công ty chuyên về các công nghệ vi sinh và quy trình hiện đại đã có màn chạy thử chiếc xe đầu tiên trên thế giới sử dụng nhiên liệu sinh học là rượu whisky.

Nhiên liệu để chạy thử nghiệm chiếc xe là phụ phẩm từ quá trình chưng cất và lên men rượu whisky. Nhiên liệu sinh học này có tên biobutanol, một giải pháp nhiên liệu sinh học hẹn có thể thay thế cho xăng dầu và diesel trong tương lai.

Thử nghiệm chiếc xe đầu tiên trên thế giới chạy bằng rượu whisky
Nhiên liệu sinh học này có tên biobutanol.

Đáng chú ý chiếc xe có thể chạy nhiên liệu sinh học biobutanol mà không cần phải thay thế động cơ để phù hợp với nhiên liệu. Xe đã được chạy thử lần đầu tiên với nhiên liệu biobutanol tại ĐH. Edinburgh Napier mới đây. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một chiếc xe có thể vận hành bằng phụ phẩm của rượu whisky.

Sản phẩm biobutanol là kết quả chế tạo của công ty chuyên về các sản phẩm vi sinh Celtic Renewables hợp tác với nhà máy rượu Tullibardine.

Theo người sáng lập Celtic Renewables, ông Martin Tangney cho biết, phụ phẩm từ quá trình sản xuất rượu whisky này không có giá trị. Tuy nhiên chỉ bằng cách kết hợp chất lỏng với chất rắn và sử dụng quá trình lên men truyền thống có tên ABE để tạo ra nhiên liệu sinh học bionutanol.

Thử nghiệm chiếc xe đầu tiên trên thế giới chạy bằng rượu whisky
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một chiếc xe có thể vận hành bằng phụ phẩm của rượu whisky.

Được biết quá trình làm rượu whisky sử dụng nguyên liệu chính là lúa mạch. Sau quá trình chưng cất và lên men, bã lúa mạch và bã rượu là những phụ phẩm rất lớn. Ước tính ngành công nghiệp rượu vang ở Scotland tạo ra khoảng gần 759 ngàn tấn bã lúa mạch và 2 tỷ lít bã bia mỗi năm.

Celtic Renewables mới đây đã nhận được khoản trợ cấp trị giá 9 triệu bảng để xây dựng một nhà máy nhiên liệu biobutanol. Nhà máy hy vọng sẽ vận hành vào năm 2019 và tạo ra thêm giá trị cho ngành công nghiệp tại Scotland.

 

Theo Trí Thức Trẻ